Không biết bao lần tôi được hỏi: “Product Manager là gì và làm gì để trở thành một Product manager đúng nghĩa?“
Tôi luôn bị cuốn hút bởi câu hỏi này, bởi vì người hỏi quan tâm đến quản lý sản phẩm, mặc dù họ không biết nó là gì.
Sự quan tâm đó có ý nghĩa. Product Manager (Giám đốc sản phẩm) là một trong những nghề được trả lương cao nhất, được tôn trọng nhất trên thế giới hiện nay, ngay cả khi không qua nhiều người hiểu về cái nghề này.
Tại các trường kinh doanh trên khắp thế giới, sinh viên MBA coi Product management (Quản lý sản phẩm) là công việc mơ ước của họ. Do nhu cầu cao, nên các trường học bắt đầu tạo ra chuyên ngành và chương trình mới chỉ tập trung vào Product Management.
Thách thức với việc mô tả một product manager làm gì chính là vai trò của product manager vốn đã không được xác định rõ ràng.
Một product manager sẽ kết nối Chiến lược kinh doanh, Hiểu biết về thiết kế và Nhu cầu khách hàng để phát triển một sản phẩm phù hợp, khả thi và có giá trị.
Product management tập trung vào việc tối ưu hóa sản phẩm để đạt được mục tiêu kinh doanh và nhu cầu cần thiết của người dùng cùng lúc với việc tối đa ROI (Return on Investment).
Product manager sẽ quản lý tất cả khoảng trắng (white space) xung quanh sản phẩm. Hãy coi product manager như một mô liên kết – họ giải quyết mọi thứ nằm ngoài giới hạn của bất kỳ nhóm nào trong ba nhóm cốt lõi.
Bởi vì mỗi sản phẩm có một tập hợp các khách hàng, doanh nghiệp và nhà phát triển khác nhau, nên mỗi product manager vốn dĩ đã khác nhau, bởi vì loại white space mà họ sẽ hoạt động là khác nhau.
Ví dụ: một API product manager có khách hàng là tất cả các kỹ sư. Điều đó có nghĩa là người đó cần phải giỏi hơn ở kỹ năng kỹ thuật.
Một ví dụ khác, một consumer product manager có thể đang phục vụ hàng triệu khách hàng và do đó cần phải có tính định lượng cao.
Một ví dụ khác, một B2B product manager có thể chỉ phục vụ vài chục khách hàng và do đó cần phải có kỹ năng cao về quản lý thay đổi, đàm phán và xử lý phản đối.
Ngay cả trong cùng một công ty, bạn có thể thấy rất nhiều product manager khác nhau, vì mỗi product manager đang xử lý một không gian vấn đề khác nhau. Họ đang làm việc với các loại khách hàng khác nhau, các bên liên quan khác nhau và các đội ngũ phát triển khác nhau.
Để thực sự hiểu những gì mà một product manager làm, hãy đi sâu vào lý thuyết về quản lý sản phẩm.
Hãy sử dụng sơ đồ này để minh họa một thế giới không có product manager.
Trong một thế giới không có product manager, chúng ta có thể chia tất cả mọi người vào một trong ba nhóm: khách hàng, doanh nghiệp và đội ngũ phát triển.
Khách hàng là người đang trải qua nỗi đau. Họ sẵn sàng dành thời gian, tiền bạc hoặc cả hai để giải quyết nỗi đau của họ.
Doanh nghiệp là một tổ chức tập trung vào việc cung cấp giá trị bền vững cho các cổ đông về lâu dài. Doanh nghiệp kiếm tiền từ hàng hóa và dịch vụ để có thể thuê người và tạo ra của cải cho chủ sở hữu.
Đội ngũ phát triển bao gồm các kỹ sư và designer. Họ muốn tạo ra thứ gì đó mà họ thấy có ý nghĩa, đồng thời vẫn đảm bảo thứ đó bền vững và có thể duy trì trong thời gian dài.
Ba nhóm này thường không hòa hợp với nhau.
Khách hàng muốn nhận hàng hóa và dịch vụ miễn phí. Họ gây áp lực buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các giải pháp cho những khó khăn cụ thể của mình, đó không phải những cơ hội đủ lớn để doanh nghiệp tồn tại lâu dài.
Các doanh nghiệp muốn khách hàng mua các sản phẩm hiện có của họ với giá cao ngay cả khi điều đó không giải quyết được vấn đề của khách hàng và các doanh nghiệp muốn dành nhiều sự quan tâm nhất vào việc thu hút khách hàng mới thay vì phục vụ những khách hàng hiện có.
Khách hàng muốn đội ngũ phát triển xây dựng mọi thứ chính xác như cách mà họ chỉ ra.
Nếu họ muốn có một nút màu xanh ở phía dưới cùng bên trái của trang, họ sẽ thúc giục để có một cái nút ở đó, ngay cả khi nó phá vỡ mô hình thiết kế và kỹ thuật hiện có.
Khách hàng thúc giục phải có giải pháp cho những nỗi đau của họ, ngay cả khi những giải pháp đó không thực sự giải quyết được nỗi đau đó.
Mặt khác, các đội ngũ phát triển muốn xây dựng những thứ mới mẻ thú vị, nhưng những chức năng mới này có thể không thực sự giải quyết được nhu cầu của khách hàng.
Các đội ngũ phát triển phát triển muốn có đủ thời gian để thực hiện QA (quality asurance) kỹ lưỡng, còn khách hàng thì muốn mọi thứ phải nhanh lên.
Doanh nghiệp muốn đội ngũ phát triển phải hoạt động như các nhà máy sản xuất tính năng – càng nhiều tính năng được ‘xuất xưởng’ thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền.
Đội ngũ phát triển thường xuyên không đáp ưng các mốc thời gian đưa ra vì họ muốn cấu trúc lại mã cho phù hợp với kỹ thuật hoặc họ muốn thiết kế lại các tính năng để có tính nhất quán trực quan.
Mâu thuẫn nhiều quá. Làm thế nào để giải quyết tất cả những mâu thuẫn này?
Chúng được giải quyết thông qua sản phẩm.
Sản phẩm là thứ giải quyết nỗi đau của khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp có lãi, và là thứ mà đội ngũ phát triển rất hào hứng xây dựng và có thể duy trì dễ dàng. Nói cách khác, một sản phẩm tuyệt vời sẽ giải quyết được những khó khăn của khách hàng, doanh nghiệp và đội ngũ phát triển sản phẩm.
Vậy còn những khoảng trắng xung quanh sản phẩm?
Đó là Product manager.
Vai trò của Product manager là phục vụ như một nhân tử (multiplier). Vai trò này gồm 2 việc: huấn luyện và canh gác.
Là huấn luyện viên, bạn trao quyền cho các bên liên quan và đồng đội để mang lại giá trị cao nhất.
Bạn xác định vấn đề cần giải quyết, cho ai, tại sao và khi nào. Bạn định hướng tầm nhìn sản phẩm và bạn thúc đẩy đội ngũ của mình hướng tới tầm nhìn đó.
Là người canh gác, bạn đang tháo bỏ trở ngại cho đồng đội. Bạn bảo vệ họ khỏi những trách nhiệm và áp lực, đồng thời giải quyết công việc có giá trị cao nhưng không tên.
Ví dụ: product manager viết thông số kỹ thuật sản phẩm, ghi chú cuộc họp và các test case. Mặc dù việc đó không thú vị nhưng làm tài liệu các sản phẩm để mọi người có cùng cách hiểu là rất quan trọng.
Tương tự, product manager cần phải giải quyết than phiền từ khách hàng và quản lý khủng hoảng.
Bạn sẽ làm việc với đủ loại người để tạo ra cơ chế thử nghiệm, sáng tạo và cải tiến mạnh mẽ.
Bạn chịu trách nhiệm cải thiện đội ngũ phát triển và doanh nghiệ, và bạn chịu trách nhiệm giữ vững sự hài lòng của khách hàng.
Trên hết, bạn cần chắt lọc những điều sau:
Từ việc chắt lọc thông tin này, product manager có trách nhiệm xếp ưu tiên các sản phẩm hoặc tính năng mà đội ngũ của họ nên tập trung cũng như thuyết phục đội ngũ và cấp trên để đạt được tầm nhìn mà họ đã đưa ra dựa trên phân tích và sự ưu tiên.
Một product manager giỏi cũng phải làm việc với những người còn lại trong nhóm để vạch ra một kế hoạch khả thi để thực hiện những ý tưởng được đề xuất này.
Khi tới thời điểm đội ngũ xây dựng sản phẩm, product manager phải đảm bảo các chi tiết đã được xử lý, tính toán tới các trường hợp đặc thù và đảm bảo sản phẩm đã được kiểm tra và sẵn sàng chuyển giao đúng hạn.
Ngay cả khi sản phẩm được chuyển giao, công việc vẫn chưa hoàn thành.
Product manager cần xác định sự thành công của sản phẩm bằng cách tìm hiểu khách hàng tương tác với sản phẩm ra sao.
Phản hồi này cung cấp cho product manager nhiều ngữ cảnh và dữ liệu cho việc hoàn thiện sản phẩm trong tương lai và cho phép họ lập kế hoạch cho các lộ trình tiếp theo.
Dưới đây là một số trách nhiệm hàng ngày mà product manager phải thực hiện.
Nếu công ty của bạn vận hành quy trình agile development, bạn có thể tổ chức nhiều “scrum” để đội ngũ họp lại với nhau và nói về những gì họ đã làm ngày hôm qua, những gì họ sẽ làm và có bất kỳ yếu tố nào ngăn cản bất kỳ ai thực hiện công việc.
Một người làm scrum giỏi sẽ định hướng các cuộc trao đổi và đảm bảo không ai đi quá sâu vào chi tiết của bất kỳ nhiệm vụ cụ thể nào.
Mục tiêu không nhất thiết là giải quyết mọi rào cản nào được đưa ra trong cuộc họp mà là giúp các thành viên trong nhóm họ có thể giải quyết các vấn đề bên ngoài cuộc họp.
Product manager cần giữ vai trò là scrum master, đặc biệt là trong các tổ chức tinh gọn không có sẵn scrum master về scrum riêng biệt có thể không có sẵn. Công việc của bạn là đảm bảo đội ngũ hoạt động trơn tru.
Cho dù gặp trực tiếp hay thông qua các phương tiện như customer support ticket, điện thoại hoặc cuộc gọi video, bạn nên dành thời gian cho khách hàng để hiểu rằng những gì đội ngũ đang xây dựng có đem lại giá trị cho khách hàng của bạn.
Thời gian với khách hàng cũng sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho các tính năng sắp tới.
Bạn chịu trách nhiệm quản lý backlog tính năng sản phẩm và đảm bảo rằng đội ngũ của bạn không có bất kỳ thời gian nào giữa quá trình phát triển tính năng.
Bạn cần ưu tiên tính năng nào đội ngũ sẽ thực hiện trong các sprint sắp tới.
Giám đốc sản phẩm không chỉ chịu trách nhiệm xác định các hạng mục công việc tiếp theo trước mắt của sản phẩm, mà còn cả chiến lược và tầm nhìn sản phẩm dài hạn.
Điều quan trọng là phải luôn đồng bộ với những thay đổi trong ngành và trong bối cảnh cạnh tranh và điều quan trọng là bạn phải có lập trường về tương lai sẽ như thế nào trong lĩnh vực của bạn.
Bạn không chỉ chịu trách nhiệm về kết quả hiện tại của sản phẩm mà còn về kết quả tương lai của sản phẩm trong 1 năm, 3 năm và 5 năm kể từ bây giờ.
Các product manager khác sẽ kì vọng bạn có tầm nhìn mà sản phẩm hướng tới và cũng mong rằng tầm nhìn đó sẽ kết hợp hiệu quả với tầm nhìn về sản phẩm của họ.
Bạn chịu trách nhiệm về thông số kỹ thuật toàn diện cho các tính năng và sản phẩm mới. Một phần của thông số kỹ thuật bao gồm mục tiêu kinh doanh, câu chuyện của người dùng, yêu cầu sản phẩm và bối cảnh của khách hàng.
Bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm về wireframe và hành trình của người dùng như một phần trong thông số kỹ thuật.
Bạn nắm vững định nghĩa trải nghiệm người dùng tốt là như thế nào.
Trên hết, bạn cũng sẽ xem xét thông số kỹ thuật của mình với các thành viên còn lại trong đội phát triển.
Khi bạn nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn từ đội ngũ kỹ sư, đội ngũ sản phẩm và khách hàng, bạn sẽ tiếp tục tinh chỉnh thông số kỹ thuật của mình cho đến khi bạn quyết định nó đã sẵn sàng được xây dựng.
Bạn sẽ dành một phần thời gian đáng kể cho các cuộc họp.
Tùy vào quy mô của công ty, bạn sẽ dành thời gian cho các đội ngũ liên chức năng khác nhau như sales, marketing và phát triển kinh doanh.
Bạn cũng sẽ gặp ban điều hành để cập nhật cho họ về tiến độ hoặc giới thiệu với họ về tầm nhìn của bạn đối với sản phẩm và các nguồn lực khác.
Ngoài ra, bạn sẽ gặp khách hàng và người dùng để hiểu nỗi đau của họ và xác nhận xem sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không.
Tại sao bạn cần phải tham gia nhiều cuộc họp như vậy?
Một trong những thách thức cốt lõi của tâm lý con người là cách truyền tải thông tin hiệu quả nhất là thông qua các cuộc họp.
Cho dù bạn viết email, người khác có thể không chú ý đến bạn. Rất tiếc, các cuộc họp trực tiếp là một trong những cách hiệu quả nhất để bạn truyền tải thông tin và để bạn nhận thông tin, ngay cả khi chúng tốn nhiều thời gian.
Theo nguyên tắc chung, bạn sẽ tham gia các cuộc họp liên tục trong giờ làm việc (ví dụ: 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều) và bạn sẽ cần tìm thời gian bên ngoài cuộc họp để giải quyết công việc của mình, chẳng hạn như xác định phạm vi, phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường.
Một số product manager thích làm việc vào sáng sớm, một số thích làm việc vào buổi tối muộn và một số thích làm việc vào cuối tuần.
Dữ liệu là yếu tố quan trọng để đưa ra các quyết định sản phẩm có đầy đủ thông tin, nhờ đó các PM có thể hiểu và lấy dữ liệu họ cần để chạy phân tích. SQL và Excel là phải bắt buộc nếu muốn chạy phân tích dữ liệu cơ bản.
Nếu bạn không hiểu dữ liệu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xác định giá trị kinh doanh mà sản phẩm của bạn sẽ mang lại.
Product manager có trách nhiệm đảm bảo thông tin đến đúng người vào đúng thời điểm.
Tài liệu là thành phần cốt lõi của luồng thông tin. Các product manager giỏi rất hiệu quả trong việc thu thập thông tin từ các nhóm khác nhau và tóm tắt các thông tin quan trọng nhất để chia sẻ với các bên liên quan.
Bạn chịu trách nhiệm ghi lại ngày phát hành, ghi chú phát hành, luồng người dùng, những điểm cần lưu ý, ghi chú cuộc họp và các loại bối cảnh tổ chức quan trọng khác. Một phần của thông số kỹ thuật bao gồm
Nếu bạn phát triển ba kỹ năng cốt lõi sau đây, bạn sẽ phát triển thành một product manager giỏi ngay cả khi giải quyết khối lượng công việc khổng lồ về quản lý sản phẩm:
Sự đồng cảm và giao tiếp là cần thiết vì công việc của bạn về cơ bản là tập trung vào việc lấp đầy khoảng trắng.
Bạn sẽ không biết khoảng trống nào là quan trọng nhất cần lấp đầy trừ khi bạn hiểu đầy đủ về khách hàng, doanh nghiệp và đội ngũ phát triển. Bạn cần đóng vai trò là người hòa giải cho cả ba nhóm, đó là lý do tại sao giao tiếp rất quan trọng.
Bạn cần cả sự đồng cảm và giao tiếp cùng một lúc – có cái này không có cái kia sẽ không đưa bạn đến được đâu.
Nếu bạn đồng cảm nhưng bạn không thể giao tiếp, bạn sẽ không thể chia sẻ bối cảnh giữa ba nhóm và điều đó sẽ dẫn đến sự suy giảm lòng tin.
Nếu bạn là người thích giao tiếp nhưng bạn không có sự đồng cảm, bạn cũng sẽ hủy hoại lòng tin vì bạn sẽ không định hình được thông điệp để nhắm vào nhu cầu của từng nhóm.
Sự bền bỉ và tốc độ học hỏi là cần thiết vì quản lý sản phẩm vốn dĩ là một khoảng không gian vô hạn.
Bạn cần phải có bản lĩnh vì bạn sẽ phải đối mặt với những quyết định khó khăn mỗi ngày và bạn sẽ luôn đối mặt với mâu thuẫn từ cả ba nhóm.
Bạn cần được ‘kết án’ trong sứ mệnh và niềm đam mê của mình, và bạn cần phải là người cổ vũ tinh thần và đại diện cho cả ba nhóm ngay cả khi thời điểm khó khăn.
Bạn cần học hỏi nhanh chóng vì khách hàng, doanh nghiệp và đội ngũ phát triển luôn thay đổi. Xu hướng ngành mới, đối thủ cạnh tranh mới, công nghệ mới và thậm chí là tuyển dụng mới có thể thay đổi hoàn toàn cách bạn làm việc.
Bạn cần cả sự bền bỉ và tốc độ học cùng một lúc – có cái này không có cái kia thì tương đối vô ích đối với bạn.
Nếu bạn chỉ có bền bỉ mà không có tốc độ học hỏi, bạn sẽ trở nên cứng nhắc và không thay đổi quyết định đủ nhanh khi có bằng chứng chống lại bạn. Và nếu bạn chỉ có tốc độ học hỏi mà không có sự bền bỉ, bạn sẽ nhanh kiệt sức và không thể gắn bó lâu dài.
Đặt cảm xúc qua một bên là cần thiết vì quản lý sản phẩm là vô hạn.
Bạn có hàng nghìn quyết định phải đưa ra mỗi ngày, bởi vì các product manager đều là người đưa ra quyết định.
Bạn có nên gửi tin nhắn đó không? Nếu vậy, gửi cho ai, khi nào, và bằng cách nào, với giọng điệu và nội dung nào? Bạn có nên nhận cuộc gọi của khách hàng này không? Nếu vậy, mục tiêu là gì? Nếu không, bạn sẽ làm thế nào để từ chối một cách khéo léo?
Nếu bạn không thể nhanh chóng xác định các yếu tố chính sẽ tạo nên hoặc phá vỡ công ty của mình, bạn sẽ chết chìm trong tình trạng tê liệt phân tích hoặc bạn sẽ quá tải với công việc ập tới.
Bạn phải biết khi nào nên từ chối và khi nào nên ủy thác – bạn không thể tự mình làm tất cả, vì vậy việc sắp xếp thứ tự ưu tiên là rất quan trọng.
Có nhiều cách quản lý sản phẩm khác nhau, đặc biệt vì trách nhiệm của product manager phụ thuộc rất nhiều vào ngành, công ty, mô hình kinh doanh và sản phẩm.
Do sự đa dạng này, có rất nhiều hoạt động hàng ngày, nhưng một product manager vẫn chịu trách nhiệm làm bất cứ điều gì cần thiết để cộng tác với nhiều nhóm.
Dưới đây là một số yếu tố giúp phân biệt các nhà quản lý sản phẩm:
Một lần nữa, bản chất của vai trò của product manager đến từ khách hàng, loại sản phẩm và đội ngủ phát triển.
Ngay cả trong cùng một công ty, các product manager khác nhau có thể có các mô tả công việc rất khác nhau với nhau, bởi vì loại khách hàng mà họ phục vụ và loại đội ngũ phát triển mà họ làm việc có thể hoàn toàn khác nhau.
Nói chung, các product manager có thể tham gia vào các quyết định “khi nào”, “cái gì” và “như thế nào” liên quan đến sản phẩm. Vì lý do này, một số PM có thể được coi là CEO của sản phẩm.
Điều đó đòi hỏi một lượng lớn kiến thức, bao gồm một số kiến thức know-hơ và sự hiểu biết sâu sắc về product leadership.
Tham khảo: productmanagerhq.com