Làm việc từ xa và giãn cách xã hội ảnh hưởng lớn đến hầu hết mọi người; song khi nói đến chuyển đổi kỹ thuật số và phần mềm, mọi thứ vẫn diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết.
Đại dịch đã buộc rất nhiều doanh nghiệp phải thay đổi và thích ứng sự hiện diện trực tuyến của mình bằng cách này hay cách khác.
Đồng thời, các dịch vụ phát triển phần mềm trở nên ngày càng quan trọng.
Đây là lý do tại sao việc cập nhật các xu hướng hiện tại đang diễn ra trong ngành là vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số xu hướng dự đoán sẽ thống trị lĩnh vực phát triển phần mềm cho năm 2021. Hãy cùng Gambaru cập nhật và thảo luận!
Điện toán không máy chủ là sự kết hợp của Chức năng như một Dịch vụ (stateless Function as a Service – FasS), chẳng hạn như AWS Lambda và Máy chủ lưu trữ như một Dịch vụ (stateful storage Backend as a Service – BaaS), chẳng hạn như AWS S3.
“Theo định nghĩa của chúng tôi, một dịch vụ được coi là không có máy chủ khi nó cho phép thanh toán dựa trên mức độ sử dụng, tự động mở rộng quy mô mà không cần cấp quyền thủ công.”
– A Berkeley View on Serverless Computing
Tham khảo sơ đồ kiến trúc của một ứng dụng không máy chủ 100% để biết thêm cách thức hoạt động.
Với lập trình đa nền tảng, cùng một đoạn code sẽ có khả năng chạy được trên nhiều nền tảng khác nhau.
Đa nền tảng ngày càng trở nên phổ biến vì ta có thể sử dụng lại rất nhiều code của dev và các công việc khác.
Ví dụ, một ứng dụng có thể dùng Kotlin/JVM cho back-end và Kotlin/JS cho front-end.
Điều này mang đến một số lợi ích: ngoài cú pháp, nó còn cho phép chia sẻ library và paradigm (chẳng hạn như sử dụng coroutines), trên cả front-end và back-end.
Sử dụng Kotlin cũng giúp viết các lớp và hàm có thể được sử dụng cho cả JVM và JS.
Ta còn có thể sử dụng KMM (Kotlin Multiplatform Mobile) để tạo một ứng dụng di động hoạt động trên cả iOS và Android!
Lập trình low-code cho phép doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng và triển khai các ứng dụng phần mềm mà không cần đến một lập trình viên chuyên nghiệp.
Thay vì viết từng dòng code cho một ứng dụng nhất định, người dùng của nền tảng low code hoặc no code có thể xây dựng các dự án bằng giao diện point-and-click.
Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tạo website từ các building block được lập trình sẵn, thiết lập trao đổi dữ liệu với các giải pháp CRM, bổ sung tính năng thanh toán trực tuyến qua Stripe và thậm chí thu thập phản hồi của khách hàng qua Google Forms hoặc một nhà cung cấp khác.
Gartner dự đoán rằng hơn một nửa số doanh nghiệp vừa đến lớn sẽ áp dụng các nền tảng ứng dụng low-code trong vòng hai năm tới.
Các công cụ như Salesforce Flow Builder giúp người dùng tạo quy trình làm việc kỹ thuật số từ đầu đến cuối.
Công cụ này cũng tự động hóa các quy trình.
Nó có các thành phần và dịch vụ để người dùng lựa chọn và sử dụng lại.
Cộng đồng các nhà phát triển ứng dụng của Salesforce Flow Builder là một cộng đồng lớn, được hỗ trợ tích cực.
Trước xu hướng cross-platform và sự nổi lên của Flutter hiện nay, sẽ thật lạ khi tôi đưa ra dự đoán trên; nhưng quả thực, khi nói đến việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và hiệu suất mạnh mẽ hơn, bạn phải sử dụng native app.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các ứng dụng gốc cho iOS và Android để mang đến cho người dùng trải nghiệm xuất sắc.
Tuy nhiên, tôi thực sự cảm thấy rằng Flutter có một tương lai rất hứa hẹn. Flutter đã có cú chạy đà tốt và kết quả rất khả quan.
Tham khảo thêm bài so sánh chuyên sâu về Flutter và các ứng dụng gốc tại đây.
Nếu là dev về native app và chịu khó học thêm về Flutter thì bạn sẽ càng có nhiều lợi thế.
Với sự thống trị ngày càng tăng của hệ điều hành iOS và Android trên thị trường, việc đầu tư vào phát triển ứng dụng dường như khó mà suy giảm.
Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo và Machine Learning – học máy đã trở thành tâm điểm nóng trong một thời gian dài – và sẽ tiếp tục như vậy vì rất nhiều tiềm năng khả thi chúng mang lại.
Chúng ta chỉ mới bắt đầu khám phá các khả năng đó mà thôi.
Ví dụ, ta đang hướng tới một tương lai với xe hơi không người lái, hay sử dụng drone không người lái để giám sát tình hình giãn cách xã hội trong thời kỳ đại dịch.
Klarna, một trong những start-up kỳ lân lớn nhất châu Âu, đã sử dụng AI và ML để cá nhân hóa trải nghiệm thanh toán cho khách hàng.
Các công cụ và nền tảng AI đã sẵn sàng để giúp các doanh nghiệp nắm bắt cách khách hàng của mình đang thích ứng ra sao với thực tại mới hậu đại dịch.
“Nghiên cứu AI mới nhất của chúng tôi cho thấy 86% doanh nghiệp hiện đang gặt hái được những lợi ích từ trải nghiệm khách hàng tốt hơn thông qua AI và 25% doanh nghiệp áp dụng AI sẽ có doanh thu tăng trong năm 2021 nhờ vào công nghệ này. Đại dịch COVID-19 đã hé mở những giá trị của AI, hoàn toàn phù hợp với việc cải thiện các nhiệm vụ liên quan đến lập kế hoạch nguồn nhân lực, lập mô phỏng và dự báo nhu cầu.”
– Rohan Amin, CIO của Chase
Trong năm 2021 này, khả năng bổ sung các năng lực AI tiên tiến vào các dự án và quy trình kinh doanh sẽ là cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp mong muốn đạt được những bước tiến đột phá trong ngành.
Tham khảo:
Theo Manish Jain