DAO Hollywood: Tiền ảo và các nhân vật được sở hữu bởi cộng đồng


Mỗi ngày chúng ta đều tiêu thụ các sản phẩm giải trí xoay quanh các nhân vật. Nhiều nhân vật được sử dụng để thương mại hoá như Star Wars, Marvel, Harry Potter,… có thể kéo dài hàng thập kỷ và được kết hợp với các sản phẩm thành công trên khắp các nền tảng hoặc phương tiện truyền thông. 





Nhưng ngày nay, những nhân vật thành công nhất tồn tại dưới hình thức sở hữu trí tuệ (IP – intellectual properties) được sở hữu bởi một công ty duy nhất.





Điều này nghĩa là người hâm mộ không có quyền quản lý, cũng như quyền sở hữu trực tiếp đối với những nhân vật này, họ chỉ là người tiêu dùng thụ động đối với các sản phẩm, câu chuyện và bộ phim mà công ty quyết định tạo ra.





Ngay cả khi người hâm mộ là cổ đông trong các công ty đó bằng cách mua cổ phiếu thì việc thể hiện sự ủng hộ hoặc liên kết và tham gia trong quá trình phát triển, định hướng nhân vật cũng rất khó xảy ra.





Việc để người hâm mộ và nhà đầu tư chọn diễn viên nào sẽ đóng vai nhân vật yêu thích của mình trong tập tiếp theo của loạt phim hoặc giúp đưa ra những quyết định có tính tác động như vậy cũng sẽ không đời nào diễn ra.





Nghe hơi điên khi nói rằng hiện nay người hâm mộ cuồng nhiệt các nhận vật đã và đang thành lập cộng đồng trực tuyến, tổ chức các chiến dịch và thậm chí xuất bản fan-fiction (tiểu thuyết do fan viết).





Thay vì loại bỏ các cộng đồng này, bên sở hữu IP nhân vật có thể mang chúng vào quá trình sáng tạo, dành chỗ để thử nghiệm và nhân rộng ý tưởng, tuy nhiên cách này vẫn có những hạn chế về mặt quản lý ở quy mô lớn với công cụ và công nghệ hiện tại.





Ngày nay, các công nghệ tiền điện tử như DAO (tổ chức tự trị phi tập trung) và NFT (token không thể thay thế) giúp mở ra mô hình phát triển và sở hữu nhân vật mới không chỉ tách khỏi các truyền thông sáng tạo mà còn giảm rào cản gia nhập cộng đồng trực tuyến và mang các nhân vật mới ra thế giới.





Việc này có thể đưa tới sự xuất hiện của những nhân vật đại điện đầy đủ hơn cho những cộng đồng ủng hộ họ.





Xé tan vòng lặp “quản trị nhân vật”





Đã có một sự thay đổi văn hóa rộng khắp trong các công ty, chỉ cần nhìn vào sự gia tăng của hoạt động đầu tư về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp hay đầu tư hoạt động xã hội, hoặc các cộng đồng fan hâm mộ cho mọi loại người sáng tạo.





Điểm chung của nhiều kiểu tham gia khác nhau này là các bên liên quan hoặc cộng đồng tìm kiếm cách thức mới để tổ chức và đầu tư thời gian lẫn tiền bạc vào việc ủng hộ những người và nguyên do hấp dẫn với họ.





Chúng ta đang trong tình trạng y chang thứ xảy ra với tài sản trí tuệ quanh các nhân vật văn hóa.





Trong những năm tháng làm việc ở Trial Pay (được VISA mua lại), một nền tảng quảng cáo và thanh toán thương mại điện tử, tôi có cơ hội làm việc với một số nhà phát triển trò chơi free-to-play thành công nhất để giúp họ phát triển và kiếm tiền từ ý tưởng của mình.





Một trong những trò chơi có khả năng mang lại cho người chơi cảm giác điều khiển một nhân vật nổi tiếng từ điện thoại di động của họ.





Đó là Kim Kardashian: một người mẫu nổi tiếng Hollywood (do Glu Mobile ra mắt vào năm 2014), một trò chơi theo phong cách phiêu lưu đơn giản do bạn tự chọn nơi mà người chơi đóng vai họ là Kardashian và đưa ra quyết định về trang phục mình mặc, cảnh quay phim hư cấu và diện mạo khi xuất hiện của người chơi dưới danh nghĩa là Kardashian.





Kim Kardashian game
Kim Kardashian game




Khi trò chơi trở thành xu hướng và số lượng người chơi ngày càng nhiều, thì đồng tiền của trò chơi – và mọi kết quả từ vô số các lựa chọn và quyết định fan đưa ra – đều  bị giới hạn một phần nào đó trong một thế giới khép kín.





Trải nghiệm chơi game trước đây đã chứng minh lời hứa của chính quyền mô phỏng thông qua một “nhân vật” nổi tiếng mà mỗi người có thể tận hưởng, tuy nhiên họ chưa từng đem lại cơ hội nào để cùng làm việc với cộng đồng.





Thay vào đó, điều gì sẽ xảy ra nếu người hâm mộ có thể giới thiệu một nhân vật mới vào thế giới thực, với bất kỳ ai cũng có cơ hội tham gia vào niềm vui từ sự thành công của nó, cả về mặt tài chính?





DAOs và đòn bẩy kinh tế token





Hãy nói về DAO.





Các tổ chức tự trị phi tập trung này cung cấp cho những người sáng tạo trên khắp thế giới một cơ chế để thành lập cộng đồng và các nhân vật mới, bằng tiền thật – giống như các môn thể thao giả tưởng hấp dẫn khao khát sở hữu đội hình của fan thể thao (và có khả năng thu được lợi nhuận tài chính).





DAO
DAO




Có một thị trường cho phiên bản phi tập trung của “Hollywood ảo” – chỉ là nó chưa hiện thực hoá.





Các DAOs làm điều này bằng cách nào?





Nói một cách đơn giản, DAOs là các mạng lưới được vận hành bởi các hợp đồng thông minh hoặc mã tự thực thi trên một blockchain, có thể đưa ra các cam kết về các quyền và trách nhiệm nhất định nếu bạn là thành viên của tổ chức phi tập trung đó mà không có hoặc có rất ít sự giám sát bởi một nhân vật trung tâm.





Bất kỳ ai trên thế giới có điện thoại di động và kết nối internet đều có thể trở thành người tham gia vào mạng lưới như vậy và mạng lưới có thể phát hành tokens cho người tham gia dựa theo đóng góp của họ (hoặc dựa trên bất kỳ yếu tố nào khác mà người tạo ra giao thức quyết định).





Các token này có thể trao quyền biểu quyết hoặc quyền quản trị nhất định và các token có thể tăng giá trị (không chỉ tiền tệ) nếu ngày càng có nhiều người muốn tham gia vào mạng lưới.





Do đòn bẩy kinh tế của token, người tham gia quan tâm hơn vào việc tối đa tiện ích của mạng lưới, bao gồm việc sử dụng “cổ phần” của họ để đưa ra các quyết định tập thể về hoạt động đang diễn ra.





Chu kì đầu tiên của các DAO thành công phần lớn đã được hình thành xung quanh các giao thức tài chính, chẳng hạn như cho phép cộng đồng những người nắm giữ token quản lý việc vay và cho vay phi tập trung bằng cách đề xuất và bầu chọn về những thay đổi cụ thể đối với một giao thức.





Mặc dù cấu trúc này thúc đẩy sự phát triển và vận hành các giao thức mới trong hệ sinh thái tài chính phi tập trung hay DeFi, nhưng hầu hết người tiêu dùng phổ thông không có kiến ​​thức hoặc mối quan tâm tài chính cần thiết để cân nhắc các quyết định quản trị cụ thể, chẳng hạn như khả năng trả nợ.





Tuy nhiên, khái niệm DAO ngày một hữu ích hơn và cũng có thể được áp dụng cho các tình huống khác khi có một mạng lưới những người có chung động cơ và lợi ích.





Chu kì tiếp theo của DAO đang nổi lên quanh các cộng đồng sáng tạo, mở ra sự phối hợp và sáng tạo dựa trên nguồn lực từ cộng đồng (hay còn gọi là “creator DAO”).





Nhưng các cộng đồng có thể thành lập quanh nhân vật, chứ không chỉ người sáng tạo và những cộng đồng đó có thể cộng tác và đưa những nhân vật này hướng tới khán giả đại chúng.





Xây dựng cộng đồng xung quanh các nhân vật





Hiện nay, có ít nhất 2 cách để các cộng đồng có thể hình thành quanh các nhân vật, đổi mới trên IP của họ, thiết lập định danh kỹ thuật số và nhận về lợi ích tài chính từ sự thành công của nhân vật.





Chắc chắn sẽ có nhiều cách khác xuất hiện trong những năm tới, sau đây là những ví dụ hiện tại để minh họa cho từng mô hình.





CryptoPunks





CryptoPunks thể hiện cách thức mà các nhà phát triển như Larva Labs tạo ra tác phẩm nghệ thuật cho 10.000 nhân vật mà mỗi nhân vật tồn tại dưới dạng NFT với các thuộc tính độc đáo.





CryptoPunks
CryptoPunks




Một cộng đồng phi tập trung các nhà sưu tập được phát triển xung quanh CryptoPunk NFT, với các chuẩn mực và hành vi văn hóa của mình, chẳng hạn như sử dụng punk làm ảnh đại diện trên các nền tảng truyền thông xã hội.





Mặc dù hồi đầu CryptoPunks được phát hành miễn phí, nhưng cộng đồng đã kéo về cho dự án hơn 680 triệu đô la doanh thu trọn đời (có những punk hiếm bán được với giá hơn 7 triệu đô).





Tuy nhiên, thay vì chỉ nắm giữ một cách thụ động, các nhà sưu tập đã bắt đầu hợp tác với nhau để tạo ra những câu chuyện lấy cảm hứng từ nghệ thuật nhân vật CryptoPunk và mang punk của mình vào ‘đời thật’.





Nhân vật NFT hoạt động như một khối LEGO kỹ thuật số hoặc một dạng tế bào sáng tạo, cung cấp cơ sở cho trí tưởng tượng phát triển theo mọi hướng và cách thức.





Ví dụ: một nhóm các nhà sưu tập đã tạo ra một PUNKS Comic gồm 16 punk, hoàn chỉnh với cốt truyện chính và các phần truyện phụ giúp tạo ra nhân vật hoàn chỉnh cho những punk này.





Tuy nhiên, các sáng kiến ​​cộng đồng như vậy hoàn toàn khác với dự định ban đầu của các nhà phát triển đứng sau CryptoPunks.





Cộng đồng tạo ra những nhân vật hoàn toàn mới bằng cách sử dụng những punk nguyên thủy làm nguồn cảm hứng khi mở rộng sang các hình thức mới ngoài tầm kiểm soát và giám sát sáng tạo của Larva Labs.





Bản thân những câu chuyện lấy cảm hứng từ punk mới này có thể trở thành NFT mới mà các thành viên cộng đồng có thể kiếm tiền và bán dưới dạng fan art (tác phẩm của người hâm mộ) mà không cần thỏa thuận cấp phép.





Khi nói đến fan fiction cho các nhân vật truyền thống thuộc sở hữu của công ty, sự sáng tạo của người hâm mộ có thể làm tăng giá trị và độ phủ cho những nhân vật này, nhưng nó không cho phép người hâm mộ tham gia vào quá trình ngược lại.





Tuy nhiên, với PUNKS Comic, fan giờ đã có quyền sở hữu trong các NFT CryptoPunk lõi.





Do đó, sự thành công của các nhân vật và câu chuyện dựa theo punk của họ thúc đẩy nhận thức và nhu cầu nhiều hơn đối với các punk nguyên thủy – mang lại lợi ích cho những người sáng tạo PUNKS Comic, các nhà phát triển ban đầu và cộng đồng punk rộng lớn.





Aku





Một cách khác là bắt đầu bằng một nhân vật cụ thể đã đi kèm một câu chuyện và ngoại hình truyền cảm hứng để tạo NFT, nhưng sau đó cho phép cộng đồng các nhà sưu tập tham gia vào quá trình phát triển của nó.





Aku NFT
Aku NFT




Ví dụ điển hình này là Aku, một nhân vật phi hành gia trẻ tuổi, da đen được tạo ra bởi cựu cầu thủ bóng chày Micah Johnson.





Johnson tình cờ nghe được cháu trai hỏi mẹ rằng liệu các phi hành gia có thể là người Da đen hay không.





Điều này đã thôi thúc anh bắt đầu vẽ cháu trai của mình trong một chiếc mũ phi hành gia – vốn dĩ đã không có các hình mẫu và nhân vật như thế này – để động viên và xây dựng niềm tin rằng cháu trai của anh có thể đạt được ước mơ này.





Johnson sau đó đã tạo ra nhân vật mới dựa trên NFT của một cậu bé Da đen đội mũ phi hành gia.





Khi tôi xem tác phẩm của Johnson và tương tác với cộng đồng quanh nó, tôi đã bị ấn tượng bởi tiềm năng mà hàng trăm triệu người dùng internet – thay vì các tổ chức – có thể xác định giá trị của một tác phẩm nghệ thuật và cũng dễ dàng sở hữu một token đại diện cho nó.





Hơn nữa, họ có thể sử dụng token này, đại diện cho tư cách thành viên của mình trong cộng đồng này, để xây dựng định danh văn hóa kỹ thuật số (digital cultural identity).





Điều này rất có ý nghĩa đối với các nghệ sĩ như Johnson và tất cả các nghệ sĩ đang xây dựng cộng đồng hoặc những ai có người hâm mộ.





Văn hóa da màu và các hình thức thể hiện sáng tạo trong âm nhạc, văn học và nghệ thuật thị giác đã phát triển mạnh và dẫn đến nền văn hóa toàn cầu trong nhiều thế hệ, nhưng về mặt thời gian, rất khó để các nghệ sĩ và nhà sáng tạo da màu nắm giữ, chứ chưa nói đến việc sở hữu, thậm chí là một phần giá trị họ tạo ra thông qua đó.





Nhìn thấy sức mạnh của một nghệ sĩ Da đen tài năng bán một NFT đại diện cho một nhân vật Da đen đầy cảm hứng từ những tác phẩm chủ yếu từ bộ sưu tập của người Da đen, tôi cảm thấy giống như giai đoạn đầu của một phong trào mới, thời kỳ phục hưng kỹ thuật số của người da màu.





Chỉ vài tháng trước, Johnson thông báo rằng anh ấy sẽ đăng tải câu chuyện của Aku mỗi lần một chương bằng cách tạo ra mười chương video hoạt hình, dạng ngắn của NFT phiên bản giới hạn có hình ảnh Aku tương tác với những người và địa điểm khác nhau.





Aku NFTs không chỉ đạt được hơn 2 triệu đô doanh thu qua hai chương đầu tiên, NFTs còn có một cộng đồng những người ủng hộ nhiệt tình, những người muốn thấy Aku thành công như một đại diện tích cực cho trẻ em Da đen và biểu tượng của sự trao quyền lực kinh tế cho người Da đen.





Thông qua việc sở hữu các NFT này, những người sưu tập Aku ban đầu được lợi ích tài chính từ sự thành công của Aku, từ đó có thể làm tăng nhu cầu và giá trị của các quà lưu niệm kỹ thuật số Aku.





Tiềm năng đối với IP nhân vật do cộng đồng sở hữu và điều hành cũng có tiếng vang trên các phương tiện truyền thống: Johnson không chỉ làm việc với một nhà điêu khắc 3D để tạo ra phiên bản chân thực của Aku, mà nó còn là NFT đầu tiên được lựa chọn cho phim và truyền hình.





“Skin in The Character”: Tình huống IP nhân vật do cộng đồng sở hữu





Trong cả hai cách nêu trên – cho dù bằng cách tạo hoặc mở rộng các câu chuyện về nhân vật – NFT đóng vai trò như một công cụ mạnh mẽ để một nghệ sĩ kiểm tra nhu cầu thị trường đối với những thể hiện ban đầu của nhân vật.





Skin in the character
Skin in the character




Nó có thể là một buổi ra mắt, một MVP, một tiền-“character market fit” đối với tầm nhìn sáng tạo của họ – trong đó những người sưu tập NFT ban đầu là những dấu hiệu cho thấy phong cách, thuộc tính và thông điệp của nhân vật có thu hút được một đối tượng rộng hơn hay không.





Tuy nhiên, không giống như các nhóm tập trung truyền thống, nơi không cho đả động gì vào, mô hình này mang lại tín hiệu mạnh mẽ và khả quan hơn cho nghệ sĩ và các nhà sưu tập.





Nếu có đủ nhu cầu thị trường cho nhân vật đó – đủ để các cá nhân sẵn sàng chi hàng trăm đến hàng nghìn đô la thu thập các NFT đó – thì người sáng tạo biết rằng “tác động lên nhân vật” (skin in the character), không khác gì tác động được lên cuộc chơi vậy.





Khi NFT có thể duy trì một cộng đồng gồm những người đam mê sưu tập, những người tác động được lên nhân vật, thì thách thức sau đó là làm thế nào để phát triển cộng đồng đó, cải tiến nhân vật và phân phối nó đến một lượng lớn khán giả trên các nền tảng truyền thông chính thống.





Trên thực tế, mô hình này cũng có thể mang lại lợi ích cho các công ty lớn, vì theo hệ thống hiện tại, rất khó để phối hợp và thực hiện các hoạt động hợp tác sáng tạo giữa nhiều nhân vật thuộc sở hữu của các công ty luôn coi nhau là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.





Ngay cả khi có sự trùng lặp đáng kể giữa 2 nhóm fan của hai nhân vật thuộc sở hữu của hai công ty riêng biệt, thì việc cấu trúc những sự hợp tác này là thực sự thách thức, thậm chí bất khả.





NFT và DAO mở ra lối đi mới cho vấn đề này.





Nhưng trước tiên, những khác biệt với cách làm sáng tạo mới này là gì?





Khi trò chuyện với các nghệ sĩ như Micah, mô hình kể chuyện phi tập trung (decentralized storytelling) của anh ấy tạo ra phương pháp “hãy chọn cuộc phiêu lưu của riêng bạn”, nơi các thành viên cộng đồng có thể gợi ý nhiều câu chuyện hoặc trải nghiệm khác nhau cho nhân vật của họ.





Nhưng nó sẽ hoạt động như thế nào?





Các cộng đồng có thể phân phối token quản trị (tokens) cho những người nắm giữ NFT nhân vật, cái mà sau đó được sử dụng để bỏ phiếu cho các quyết định sáng tạo quan trọng cho nhân vật đó.





Mối quan hệ hợp tác như vậy giữa người sáng tạo và cộng đồng đã và sẽ chỉ tăng lên khi những người tham gia khám phá các khả năng, kể cả về mặt sáng tạo lẫn tài chính.





Ơ, thế thì đó không phải là một phiên bản khác của crowdsourcing – cách tệ hại nhất để tạo ra IP nhân vật chất lượng – và không phải nó sẽ phá vỡ tầm nhìn của người sáng tạo hay sao?





Không hề, bởi chính sự nhấn mạnh lên phần thưởng mạng liên kết (aligned network incentive) mới tạo nên sự khác biệt: Nó thực sự tạo ra một lĩnh vực rộng lớn các mô hình mới, trong đó người sáng tạo trở thành nhà lãnh đạo của một cộng đồng fan phi tập trung.





Chúng ta có thể sớm thấy các thành viên cộng đồng cùng nhau yêu cầu đề xuất công khai (RFP) từ các nghệ sĩ và agency cho những loại nội dung kỹ thuật số cụ thể (giống như việc người ta đã làm khi phát triển phần mềm trong các dự án mã nguồn mở).





Sự trỗi dậy của các “DAO nhân vật”





Nhưng công nghệ cũng ở đây để cho phép điều đó xảy ra. Dưới đây là một mô hình, hoàn toàn có thể thực hiện được với công nghệ hiện tại:





  1. Một thành viên trong cộng đồng soạn thảo bản brief cho một bộ phim ngắn hoặc loạt phim hoạt hình. Những người nắm giữ token – các thành viên cộng đồng đã có được NFT hoặc token có thể bầu chọn thông qua bản brief và phân bổ ngân sách cho nó.
  2. Các công ty sản xuất có thể đáp ứng điều đó, tạo ra video giới thiệu (trailer) cho bản brief đó. Cộng đồng xem xét tất cả các trailer đã gửi và bỏ phiếu bằng token của họ, cũng chính là nguồn vốn để thực hiện.
  3. Nghệ sĩ sáng lập có chức năng như giám đốc sáng tạo làm việc cho những người nắm giữ tokens để giúp quản lý quy trình RFP, sau đó hợp tác chặt chẽ với công ty giành chiến thắng để tiến hành sản xuất series đó.
  4. Nguồn vốn mà những người sưu tập sử dụng để mua NFT ban đầu cũng như các khoản giảm giá đang diễn ra có thể được tái đầu tư vào quỹ cộng đồng, sau đó có thể được sử dụng để kêu gọi đóng góp nội dung để phát triển nhân vật NFT đó, nhằm tăng nhận thức thương hiệu và phát triển cộng đồng xung quanh.




Điều này nghe có vẻ xa vời, nhưng không đâu. Hãy xem những nghệ sĩ họ khao khát khám phá NFT và những cách thức tương tác với cộng đồng fan ra sao. Tính tương tác của tiền điện tử sẽ cho phép xây dựng nhanh chóng những đổi mới và ý tưởng dựa trên một cái khác.





Sau đây là lợi ích của một số mô hình nêu trên:





Chu kì sáng tạo nhanh hơn





Bằng cách sở hữu các nhân vật – nhưng thuê ngoài việc thực thi sáng tạo loạt phim, hoặc trò chơi điện tử có nhân vật đó – các cộng đồng có thể tạo ra các thương hiệu toàn cầu mới và làm chúng trở nên phổ biến một cách nhanh chóng.





Thay vì thực hiện quảng bá vào từng thị trường riêng lẻ ở một thời điểm nhất định, thì một “DAO nhân vật” có thể tài trợ cho nhiều chương trình, phim, trò chơi điện tử và hàng hóa (cả vật lý và kỹ thuật số) được thực hiện bởi các nhóm độc lập hướng vào các thị trường khác nhau – và được thực hiện cùng một lúc.





Vì vậy các nhân vật hay nói cách khác các sản phẩm có thể được thử nghiệm được trên nhiều thị trường hơn.





Cộng tác mạch lạc  





Khi nhiều DAO độc lập, sáng tạo xuất hiện xung quanh các nhân vật khác nhau, sẽ có sự chồng chéo về quyền sở hữu giữa chúng.





Nhưng đó không phải là lỗi, mà là tính năng: Sự trùng lặp như vậy tạo cơ hội cộng tác giữa các nhân vật trên các DAO, chẳng hạn như bằng cách tạo nội dung kỹ thuật số kết hợp cả hai nhân vật, cho phép họ kiểm soát việc phân phối trên các cộng đồng khác nhau và tạo ra một đối tượng khán giả chung (và các đại sứ thương hiệu) mà không bận tâm về việc cạnh tranh.





Lợi ích liên kết giữa các DAO





Các thành viên cộng đồng sẽ được tặng thưởng để ủng hộ sự cộng tác với tư cách khách hàng và quảng bá nó với tư cách đại sứ.





Sau đó, mỗi lần kích hoạt thành côsng trên phương tiện truyền thông sẽ chuyển đổi khán giả mới thành thành viên cộng đồng, những người muốn tham gia, sở hữu và quản lý nhân vật mà họ vừa xem trong bộ phim mà mình yêu thích.





Hình tượng văn hóa tốt hơn 





Ngoài việc tạo ra các nhân vật đại diện tích cực cho các nền văn hóa riêng biệt (ví dụ: dân tộc thiểu số và tôn giáo), các mô hình như vậy cũng dân chủ hóa các loại câu chuyện được kể.





Thay vì cố gắng tìm các nhân vật hiện có, các bậc cha mẹ có chung giá trị giờ đã có thể thực sự hợp tác và tập hợp các nguồn lực tài chính và sáng tạo để tạo ra các nhân vật của riêng họ, phù hợp với giá trị của họ dành cho con cái.





Nắm bắt giá trị và tăng trưởng doanh thu





Đây không phải là cái gì đó mơ hồ, mà thực sự có tiềm năng mở ra thị trường thực sự.





Khi cộng đồng và khán giả toàn cầu phát triển, và nhu cầu đối với các token quản trị và NFT tăng lên, nó có thể mang về doanh thu dùng để tài trợ cho nhiều câu chuyện và phương tiện truyền thông xoay quanh nhân vật.





Các câu hỏi về vấn đề quản trị





Tất nhiên, không phải mọi thứ đều vui vẻ, hoan hỉ, vì DAO không chỉ là một khái niệm tiền điện tử trừu tượng, mà là các hệ thống có con người trong đó.





Và mặc dù chúng tạo ra các mô hình mới cho sự liên kết với con người quanh các nguyên tắc hay mục tiêu chung, chúng cũng mang lại những thách thức mới đối với việc quản trị hiệu quả, và mở rộng quy mô.





Một số câu hỏi sau thường gặp để làm rõ vấn đề:





DAO sẽ được tối ưu quanh những loại quyết định nào? 





Nếu cộng đồng cần bỏ phiếu cho từng chi tiết nhỏ của một nhân vật, trải nghiệm sẽ kém thú vị hơn, kém hiệu quả hơn và có khả năng sẽ có tỷ lệ tham gia thấp hơn.





Tuy nhiên, nếu các quyết định được biểu quyết ở cấp quá cao, các thành viên cộng đồng có thể không cảm thấy như họ có đủ quyền kiểm soát và quyền sở hữu.





Ai sẽ quản lý các chức năng quản lý cộng đồng hàng ngày?





Các DAOs sẽ hoạt động hiệu quả hơn với tư cách là “hội đồng sáng tạo”, bỏ phiếu cho các quyết định và vai trò chiến lược cấp cao quan trọng trong khi việc thuê ngoài quản lý sản phẩm và phát triển sáng tạo sẽ đẩy cho các bên thứ ba thông qua RFP.





Các DAO duy trì kiểm soát chất lượng quanh IP như thế nào? 





Các nhượng quyền nhân vật lớn có các quy tắc nghiêm ngặt về những gì các nhân vật có thể và không thể làm, để thiết lập tính nhất quán, chất lượng,… của nhân vật.





Các cộng đồng sẽ cần thiết lập các hướng dẫn hoặc nguyên tắc riêng cho nhân vật của họ mà các thành viên có thể sử dụng để đánh giá các đề xuất mới.





Cuối cùng, nếu các cộng đồng theo đuổi nhiều hoạt động khác nhau của nhân vật trên các hình thức truyền thông khác nhau cùng một lúc, một vài trong số đó sẽ thành công hơn và trải nghiệm tốt hơn cái khác.





Cốt lõi ở đây là những thử nghiệm này có thể xảy ra theo cái cách họ không thể làm gì nếu ở trong các công ty.





Các DAO sẽ chuyển đổi doanh thu tạo ra từ IP nhân vật ngoài chuỗi vào lại chuỗi như thế nào? 





Doanh thu NFT cho phép dễ dàng tài trợ cho quỹ trên chuỗi được quản lý bởi những người nắm giữ token (tokens holder).





Nhưng các DAO có thể cần quản trị viên bên thứ ba có thể cung cấp các dịch vụ thanh toán và hợp đồng theo chỉ đạo của DAO để làm cầu nối giữa doanh thu, chi phí và ngân quỹ ngoài chuỗi (ví dụ: thế giới thực) với trên chuỗi.





Chi phí và rào cản của việc mang nhân vật mới ra thế giới, thử nghiệm để xem có thu hút được một đối tượng cụ thể hay không và khai thác nhiều hình thức truyền thông và câu chuyện xoay quanh nhân vật đang giảm đáng kể – nhờ vào tiền điện tử, những công cụ mới như NFT và DAO nổi lên.





Không chỉ các nghệ sĩ có cơ hội lớn để tạo dựng cộng đồng quanh mình, người tiêu thụ nội dung sẽ có thể chuyển từ người tham gia bị động sang chủ động – những người kể chuyện cùng những nghệ sĩ mà họ ủng hộ – và những người liên quan đã bỏ đi trước đó, những ông bố bà mẹ, những người sáng tạo / người tiêu thụ nội dung và những người khác có thể tìm thấy đường đi và tiếng nói.





Nguồn: A16Z