DevOps là gì? Cánh cửa tương lai của công việc DevOps


Công việc của DevOps được cho là mang lại rất nhiều lợi ích trong chu trình phát triển phần mềm.





Quá rõ ràng DevOps là sự kết hợp giữa công việc Development (phát triển) và Operations (Vận hành).





Thế nhưng, bạn có biết sự cộng tác này bắt nguồn từ đâu, tại sao lại có và cuộc hành trình DevOps hướng đến sẽ như thế nào không?





Cùng Gambaru tìm hiểu nhé.





Devops là gì? Sự tích DevOps





Ngày xửa ngày xưa, khi những chiếc máy tính đầu tiên được lưu hành, các nhà lập trình ngồi tại máy trạm, viết code, biên dịch và tiến hành kiểm tra trên cùng một thiết bị.





Quá trình “deploy” lúc bấy giờ đơn giản chỉ là sao chép vào hàng chục đĩa flop, lặp đi lặp lại.





Khi các “trung tâm hoạt động mạng” thô sơ đi vào hoạt động, các nhân viên Vận hành bắt đầu xuất hiện để quản lý cấu hình và uptime của mạng.





Ở giai đoạn Word Wide Web, quy mô hệ thống nhân lên, phát triển và vận hành CNTT tách biệt thành hai bộ phận độc lập.





Phát triển bao gồm phần việc của UI designer, developer, QA/QC… còn vận hành liên quan đến các công việc về quản lý, giám sát hệ thống.





DevOps là gì? Sự tích Devops
Công nghệ ngày càng tiên tiến và hiện đại, đòi hỏi cần có năng lực mới để đáp ứng




Sự bùng nổ của mạng Internet và công nghệ đi kèm với sự ra đời của thuật ngữ “Site Reliability Engineers” – kỹ sư ổn định hệ thống (SRE), chịu trách nhiệm giảm “downtime”, duy trì “uptime” cao, đảm bảo hoạt động liên tục không xảy ra gián đoạn để mang lại sự hài lòng cho khách hàng. SRE chính là tiền thân của DevOps Engineer sau này.





Cùng xem video buổi chia sẻ về SRE tại Technical Event #07 vừa qua:







Technical Event #07: Design for Failure – AWS Philosophy for Reliability




Lý do xuất hiện DevOps





Trong khi Development thực hiện những thay đổi để sáng tạo ra tính năng mới thì Operations lại có nhiệm vụ đảm bảo duy trì sự ổn định.





Chính điều này đã gây ra mâu thuẫn giữa hai bên.





Để đáp ứng yêu cầu ngày càng gắt gao vừa tối ưu hóa sản phẩm vừa rút ngắn thời gian delivery nhưng vẫn giữ được tính ổn định, đòi hỏi Development và Operations phải xích lại gần nhau hơn.





Lý do xuất hiện DevOps
Dev và Ops cần tích cực phối hợp vì mục đích chung là tối ưu hóa và tiết kiệm thời gian




Khoảng cách giữa phát triển và vận hành mất đi, nhường chỗ cho sự giao tiếp hiệu quả cộng với khả năng làm việc cross-function giúp hạn chế rủi ro, giảm thiểu thất bại và đồng thời cải thiện khả năng cung cấp dịch vụ IT một cách đáng kể.





Công việc và yêu cầu với DevOps





DevOps được hiểu là một văn hóa, một phương thức làm việc đem lại sự thành công dựa vào sự cộng tác, liên tục thử nghiệm và cải tiến.





DevOps đóng vai trò quan trọng trong Software Development Life Cycle (SDLC) – Vòng đời phát triển sản phẩm phần mềm.





Ngoài việc hỗ trợ hoàn thiện quá trình chuyển đổi từ Waterfall sang Agile, nó còn giúp vận hành phần mềm chuyển sang phát triển liên tục.





Công việc của DevOps





Thông thường các công việc DevOps phụ trách xoay quanh những nội dung sau:





CI/CD (Continuous Integration/Continuous Deployment)





Bộ đôi công việc giúp tối ưu hóa thao tác test và build một phần mềm.





Quá trình tích hợp nhanh chóng hơn khi code cũng như thường xuyên cập nhập phiên bản mới.





Cùng xem video buổi chia sẻ về CI/CD trong chuỗi Technical Event của Gambaru:







Technical Event #03: CI/CD Practices & Monorepo




Xây dựng kiến trúc (Infrastructure as code)





IaC là một phần thiết yếu trong thực hành DevOps.





Các phiên bản cơ sở hạ tầng nhanh chóng được tạo ra và theo dõi, với mục đích tránh sự mâu thuẫn giữa các môi trường CNTT có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong quá trình triển khai.





Giao tiếp và cộng tác (Communication and collaboration)





Hai nhân tố then chốt góp phần xúc tiến việc phát triển diễn tra nhanh hơn, vận hành đạt hiệu quả hơn đồng thời cũng hỗ trợ cho các team khác cùng phát triển.





Yêu cầu đối với DevOps





Khả năng lập trình đem lại lợi thế cho công việc DevOpsKhả năng lập trình đem lại lợi thế cho công việc DevOps
Khả năng lập trình đem lại lợi thế cho công việc DevOps




Những yêu cầu để có thể đảm đương công việc DevOps:





  1. Về khía cạnh kỹ thuật, kỹ năng coding thật cứng là một trong những đòi hỏi đầu tiên. Có thể là bất cứ ngôn ngữ lập trình nào: Python, Ruby, Lua Scripting …
  2. Ngoài ra, thông thạo về hệ điều hành (Linux, Docker, …) cũng là một điểm mạnh. Không thể không kể đến những hiểu biết về các dịch vụ vận hành và hỗ trợ CNTT, xây dựng và phát hành (build and release), QA hoặc testing.
  3. Thêm vào đó, kỹ năng mềm cũng tạo điều kiện để DevOps có thể thực hiện tốt công việc của mình.
  4. Người làm công việc DevOps cần có kỹ năng nghiên cứu thật tốt để có thể nhanh chóng tìm ra cách giải quyết khi vấn đề phát sinh.
  5. Kèm theo đó, kỹ năng giao tiếp, phối hợp làm việc đội nhóm là không thể thiếu.
  6. Cẩn thận, tỉ mỉ và luôn đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu là những tố chất gắn liền với công việc này.




Từ đó, chúng ta có thể nhìn nhận, DevOps không hẳn chỉ là một vị trí công việc.





Một team DevOps gồm những thành viên với kiến thức chuyên môn và kỹ năng đa dạng cùng nỗ lực phát triển không chỉ đem đến những sản phẩm chất lượng mà còn gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.





Tương lai của DevOps





Bạn có biết, công việc DevOps nhận được mức lương khá ấn tượng trong giới chuyên gia CNTT không?





Cũng dễ hiểu thôi! Nhu cầu DevOps tại các doanh nghiệp ngày càng tăng, và một phần nữa chính nhờ vào sự đa năng của người làm công việc này.





Không giới hạn bất kỳ công nghệ cụ thể nào, từ lập trình, xây dựng hạ tầng và cấu hình, đến thử nghiệm, xây dựng và phát hành.





DevOps liên tục tìm hiểu, làm việc để tích hợp và tự động hóa trên nhiều công nghệ khác nhau.





Định hướng tương lai của DevOps
DevOps đi cùng với thời đại tự động hóa Industry 4.0




Với sự phát triển không ngừng trong thời đại Công nghiệp 4.0, thời đại của tự động hóa, AI, IoT…, DevOps được dự đoán tiếp tục tồn tại mạnh mẽ.





Cho dù trong tương lai, sự xuất hiện của một số phương pháp mới hoặc công nghệ mới có khả năng làm lu mờ sự hiện diện của DevOps, nhưng tin chắc rằng với tư duy tìm tòi, học hỏi cùng với nền tảng kiến thức đa dạng, người làm DevOps sẽ luôn tìm được cho mình những vị trí vững chắc trong ngành CNTT.





Nguồn: Tổng hợp