Khám phá Tanabata – Ngày Lễ Thất Tịch Nhật Bản


Lễ hội Tanabata có nguồn gốc từ Trung Hoa và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang.





Cùng nhau du hành đến xứ sở Phù Tang thi vị
Cùng nhau du hành đến xứ sở Phù Tang thi vị




Tạm rời màn hình máy tính, hãy cùng nhau thưởng lãm lễ hội Tanabata (Thất Tịch) được các cặp đôi mong chờ nhất mỗi tháng 7 hàng năm tại Nhật.





Hàng năm vào ngày 7/7 tại Nhật Bản lại tổ chức lễ hội sao hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch
Hàng năm vào ngày 7/7 tại Nhật Bản lại tổ chức lễ hội sao hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch




Lễ hội Tanabata là Ngày Ngắm Sao của Nhật, có nguồn gốc từ lễ hội Qixi của Trung Quốc.





Lễ hội Nhật Bản này kỷ niệm cuộc gặp gỡ của hai vị thần Orihime và Hikoboshi (đại diện cho chòm sao Chức Nữ và chòm sao Ngưu Lang) là truyền thuyết về một người con gái đã dệt nên dải Ngân hà bởi mối tình bị chia cắt, và chỉ duy nhất trong ngày 7 tháng 7 này, hai vì tinh tú kia mới được trùng phùng.





Thất Tịch tương truyền về người con gái đã dệt nên dải Ngân hà, về một mối tình bị chia cắt…
Thất Tịch tương truyền về người con gái đã dệt nên dải Ngân hà, về một mối tình bị chia cắt…




Vốn dĩ cùng chung một nền văn hóa phương Đông, thế nên chẳng lạ gì khi Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc lại có những sự tích tương đồng về “Ngưu Lang Chức Nữ”, tuy mỗi quốc gia có cách kể chuyện của riêng mình, nhưng sẽ luôn làm người nghe có tâm trạng bồi hồi như nghĩ về ý trung nhân.





Chức Nữ cùng Thiên Lang (Ngưu Lang) là hai ngôi sao sáng nhất có thể trông rõ bằng mắt thường vào đêm hè nếu nhìn về hướng bắc, khi tiết trời quang.





Mùa hoa ngâu điểm vàng khắp chốn, cánh hoa nhỏ nhắn, ướt mưa và khờ dại như mối tình của Orihime (Chức nữ) và Hikoboshi (Ngưu lang). Nguyện trời đừng đổ mưa để cầu ô thước nối liền đôi ta.





Dù khoảnh khắc có ngắn ngủi song quý giá không gì sánh được.





Orihime (Chức nữ) và Hikoboshi (Ngưu lang) gặp nhau đó rồi lại lìa xa nhưng có hề gì đâu, vì chỉ cần biết trong phút giây hiện tại, trời không mưa và mình có đôi, thế là đủ.
Orihime (Chức nữ) và Hikoboshi (Ngưu lang) gặp nhau đó rồi lại lìa xa nhưng có hề gì đâu, vì chỉ cần biết trong phút giây hiện tại, trời không mưa và mình có đôi, thế là đủ.




Phong tục tập quán liên quan đến lễ hội Tanabata Nhật Bản tuy biến đổi theo vùng của các quốc gia nhưng dù ở đâu thì lễ hội này cũng có điểm chung là nơi để mọi người gửi những lời cầu nguyện của mình và hy vọng lời cầu nguyện ấy sẽ trở thành hiện thực.





Mọi người gửi những lời cầu nguyện của mình và hy vọng lời cầu nguyện ấy sẽ trở thành hiện thực.
Mọi người gửi những lời cầu nguyện của mình và hy vọng lời cầu nguyện ấy sẽ trở thành hiện thực.




Hiện nay ở Nhật Bản, vào những ngày lễ hội Tanabata, người ta thường viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ và sau đó treo chúng lên cành tre, có lúc kèm theo những đồ trang trí.





Cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi sau khi lễ hội này kết thúc. 





Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, gồm 5 màu xanh lục, hồng vàng, trắng, đen. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.
Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, gồm 5 màu xanh lục, hồng vàng, trắng, đen. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.




Mảnh giấy viết lên lời nguyện ước, mong sao cho cuộc sống bình an, mong thi cử đỗ đạt, mong gia đình sum vầy, hoặc giản đơn chỉ mong trời đừng đổ mưa đêm thất tịch ngăn cách Orihime và Hikoboshi, cho chúng ta – những trái tim yêu – có cơ hội về bên nhau.





Thất Tịch năm này, bạn sẽ đan tay ai ngắm sao trời ?





Theo GNT Media