Nhật Bản thích nghi với tình trạng già hoá dân số ra sao?


Nhật Bản đang chứng kiến xu hướng già hoá dân số nghiêm trọng.





Một thực trạng cũng đang xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Đức, mặc dù với tốc độ chậm hơn. 5 năm trước, thế giới đã đạt đến 1 một cột mốc đáng lo ngại khi lần đầu tiên trong lịch sử, số người trên 65 tuổi còn nhiều hơn số trẻ em dưới 5.





Là quốc gia đầu tiên đối mặt với tình trạng này, cách mà Nhật Bản phản ứng trở thành nguồn cảm hứng, bài học cho nhiều quốc gia khác.





Nhật Bản đối mặt với tình trạng già hoá dân số nghiêm trọng
Nhật Bản đối mặt với tình trạng già hoá dân số nghiêm trọng




Vào năm 2010, dân số Nhật Bản đạt đỉnh ở mức 128 triệu người. Và giờ đây con số này chưa đến 125 triệu và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong 4 thập kỷ sắp tới đây.





Không chỉ vậy, người dân Nhật Bản cũng có tuổi thọ dài hơn, trung bình là 87,6 tuổi ở phụ nữ và 81,5 tuổi đối với nam giới.





Ngoại trừ công quốc Monaco, Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới hiện nay.





Năm 2020, Nhật bản ghi nhận hơn 4200 người trên 65 tuổi ở Tokyo qua đời cô độc, không được phát hiện kịp thời. Thống kê cho thấy cứ 4 người lớn từ 65 tuổi trở lên thì sẽ có hơn 1 người đang sống một mình.





Dân số thì già hoá, tỷ lệ sinh thấp, vì thế chính phủ Nhật Bản đã phải nghĩ ra rất nhiều giải pháp.





Trong đó là cả tìm đến nguồn lao động nước ngoài. Những thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài được phép ở lại Nhật Bản trong 5 năm đã là một điều không thể thiếu ở quốc gia này. Ngoài ra, Nhật Bản còn được xem là nước tiên phong các giải pháp cho tương lai già hoá dân số của thế giới.





Chẳng hạn như vào năm 2020, Bộ Y tế Nhật Bản đã ra mắt 8 phòng thí nghiệm để nghiên cứu việc phát triển robot chăm sóc và điều dưỡng.





Trong khắp đất nước, vô số các thử nghiệm được tiến hành, nhằm mục đích giữ sức khoẻ cho người già, đồng thời giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho người dân.





Mặc dù vây, hệ thống y tế của đất đước vẫn đang gặp phải sự thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Vì vậy, chính phủ Nhật đang tìm giải pháp bao gồm cả tăng lương, tuyển dụng người về hưu và tình nguyện viên,… để giải quyết nhu cầu 700.000 nhân sự vào năm 2040.





Tăng lương, tuyển dụng người về hưu để giải quyết nhu cầu 700 ngàn lao động vào năm 2024
Tăng lương, tuyển dụng người về hưu để giải quyết nhu cầu 700 ngàn lao động vào năm 2024




Bên cạnh đó, chính phủ đang cố gắng tăng độ tuổi nghỉ hưu lên để đảm bảo nguồn lao động trong nước.





Theo đó từ năm 2021, hơn ⅓ công ty ở Nhật cho phép nhân viên làm việc trên 70 tuổi, 1 sự tăng trưởng kha khá khi vào năm 2016, chỉ có 21% cho phép điều đó.





Nhật Bản cũng cải thiện, trang bị cơ sở hạ tầng tốt hơn để phục vụ cho nhóm dân số lớn tuổi có thể sinh hoạt thoải mái mà không gặp bất tiện gì. Ví dụ công ty LifeHub có trụ sở tại Tokyo, đang phát triển một chiếc xe lăn có thể nâng người dùng lên ngang với vị trí như khi họ đứng và có thể hỗ trợ họ đi lên cầu thang và thang cuốn.





Theo: Tinhte.vn