Nhật Bản và tôi – Kì 1: Giấc mơ thành hiện thực


Để nói về nguyện vọng đến Nhật Bản thì mỗi người đều có lý do riêng, nhưng với riêng tác giả bài viết – Sulli, đó là một niềm thôi thúc mãnh liệt. 





Hãy để cô ấy – một người đã gắn bó với văn hoá, con người, công sở Nhật Bản gần 10 năm chia sẻ với bạn câu chuyện của mình.





Phong cảnh nước Nhật. Ảnh: Tác giả
Phong cảnh nước Nhật. Ảnh: Tác giả




Giới thiệu về tác giả:





Sulli hiện đang đảm nhiệm vị trí Bridge System Engineer – Brse (Kỹ sư cầu nối) tại Nhật Bản, công việc của Brse là nhận yêu cầu từ khách hàng, phân tích, giải thích cho team offshore, trao đổi/giải quyết các thắc mắc, vấn đề phát sinh giữa khách hàng và offshore, quản lý tiến độ, chất lượng…





Nào bây giờ cũng khám phá câu chuyện được Sulli kể từ chính trải nghiệm của mình nhé.





Tôi đến Nhật không phải là cơ duyên, đó làm mục đích và quyết tâm





Vừa ra trường tôi vào làm tại một công ty IT Nhật gần 8 năm, có hai lần công tác đến Nhật nhưng ngắn ngủi,  ham muốn khám phá về đất nước, con người Nhật Bản cho tôi quyết tâm khăn gói sang Nhật du học 2 năm, và cũng chính hai năm này đã tạo nên một sợi dây liên kết với đất nước mặt trời mọc.





Còn nhớ cách đây bảy năm đi công tác lần đầu, tôi đứng trước tấm pano quảng cáo Olympic 2020 và nói với chính mình rằng: “Nhất định tôi phải có mặt ở Nhật vào năm đó.





"Nhất định tôi phải có mặt ở Nhật vào năm đó." Ảnh: Pikbest"Nhất định tôi phải có mặt ở Nhật vào năm đó." Ảnh: Pikbest
“Nhất định tôi phải có mặt ở Nhật vào năm đó.” Ảnh: Pikbest




Để thực hiện ước mơ đó, tôi nghỉ việc tại công ty dù lúc đó tôi đang có vị trí và mức lương rất tốt.





Tôi bắt đầu với việc học tiếng để nâng cao khả năng ngoại ngữ cũng như thử thách bản thân có thích hợp với nước Nhật hay không.





Sau khi mọi thứ suôn sẻ tôi quyết tâm tìm kiếm vị trí mới ở một công ty Nhật Bản mà tôi có thể gắn bó và làm việc.





Đây là bản đồ tàu điện ngầm. Ga vẽ hoa là ở đó có công viên lớn, vẽ biển là ở đó có bãi biển nổi tiếng
Đây là bản đồ tàu điện ngầm. Ga vẽ hoa là ở đó có công viên lớn, vẽ biển là ở đó có bãi biển nổi tiếng. Ảnh: Tác giả




Với tôi, Nhật là một đất nước dễ sống, dù bạn không biết tiếng Nhật thì vẫn có thể sống và sinh hoạt bình thường.





Đâu đâu cũng có hình ảnh chú thích rõ ràng, chỉ cần để ý kỹ là biết ngay nên thử thách trong việc “nhập gia tuỳ tục” nơi đây là sự hiểu biết, hiểu về đất nước và con người.





Nếu hiểu được thì việc thích nghi và sống tốt tại đây sẽ không gặp trở ngại nào. 





Ví dụ như khi các bạn đến Nhật, bạn có khi sẽ buồn chán chỉ muốn về nhà ngay, vì ở đây ai cũng đóng kín cửa, nhà hàng xóm mấy người, là nam hay nữ… là những chuyện bạn không thể biết, nó khác hoàn toàn khi ở Việt Nam.





Người Nhật thích thế giới riêng, con người là cá thể duy nhất không giống ai trên thế giới, nên bạn chấp nhận được suy nghĩ của họ thì sẽ hoàn toàn có thể thích nghi nhanh chóng.





Đến hai thành phố trong một đất nước còn khác nhau thì việc bạn tìm hiểu và tôn trọng, chấp nhận những bản sắc của quốc gia khác là chìa khoá cho mọi thứ.





Theo kinh nghiệm của bản thân tôi,  bạn thường mất tầm 6 tháng mới thích nghi dần được.





Người Nhật thích thế giới riêng, con người là cá thể duy nhất không giống ai trên thế giới, nên bạn chấp nhận được suy nghĩ của họ thì sẽ hoàn toàn có thể thích nghi nhanh chóng.
Người Nhật thích thế giới riêng, con người là cá thể duy nhất không giống ai trên thế giới, nên bạn chấp nhận được suy nghĩ của họ thì sẽ hoàn toàn có thể thích nghi nhanh chóng. Ảnh: Tác giả




Trong công việc, nếu bạn là người làm trong văn hoá Âu – Mỹ, vào môi trường Nhật bạn có thể shock toàn tập. Cái gì cũng tỉ mỉ từng ly từng tí, luôn cần kiểm tra và đặt chất lượng lên hàng đầu. Không nắm bắt việc đó, bạn khó mà gắn bó với họ.





Bên cạnh đó, Research là kỹ năng quan trọng để sống ở nơi xa lạ. Có rất nhiều trang web hỗ trợ cộng đồng Việt Nam tại Nhật một cách chi tiết, chỉ cần bạn bỏ thời gian tìm hiểu để thích nghi.





Ngươi Nhật coi công ty như là Nhà





Ở Nhật, đi làm không phải đơn thuần là đến công ty làm nhiệm vụ, lãnh lương tháng.
Ở Nhật, đi làm không phải đơn thuần là đến công ty làm nhiệm vụ, lãnh lương tháng. Ảnh: Tác giả




Ở Nhật, đi làm không phải đơn thuần là đến công ty làm nhiệm vụ, lãnh lương tháng mà nó là một phần của cuộc sống của dân công sở nơi đây. Họ có khi chỉ cần về nhà để ngủ, mở mắt sẽ đến công ty ngay.





Nên nếu bạn là “ma mới” thì đừng cố tranh đua với họ, khi bạn đã quen thuộc thì cũng sẽ coi công ty là nhà (tôi không khuyến khích thói quen này và luôn cố gắng để không bị “nhiễm”).
Nên nếu bạn là “ma mới” thì đừng cố tranh đua với họ, khi bạn đã quen thuộc thì cũng sẽ coi công ty là nhà (tôi không khuyến khích thói quen này và luôn cố gắng để không bị “nhiễm”). Ảnh: Tác giả




Công việc của tôi chủ yếu làm tại công ty khách hàng, hết khách này đến khách khác, làm toàn bộ với team người Nhật, nên lúc nào tôi cũng là “ma mới.”





Cái cần nhất là là tự nghiên cứu, chuẩn bị sẵn các tình huống và đưa ra cách giải quyết. Khi phát sinh sự cố mình cũng không hoảng loạn.





Quan sát những người chung quanh và làm theo họ, vậy là an toàn nhất. Quen rồi thì mình sẽ tự điều chỉnh theo cách của mình để đạt năng suất hiệu quả cao nhất.





Cho nên một “ma mới” thưc chất là sự tự trang bị của bản thân, làm việc gì thì tìm hiểu kỹ việc đó.





Không gì là khó khăn khi bạn có sự quan sát và cố gắng.
Không gì là khó khăn khi bạn có sự quan sát và cố gắng. Ảnh: Tác giả




Đón xem Kì 2: Hãy đi đi khi còn trẻ.





Theo Gambaru