Văn hóa làm việc của người Nhật toát lên phẩm chất lịch thiệp và nghiêm túc rất đúng với chất Nhật Bản.
Rất nhiều du khách khi lần đầu tiên đặt chân đến đất nước mặt trời mọc đều không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ hiện đại của các thành phố lớn, sân bay quốc tế Harita lúc nào cũng nườm nượp người đi lại, chỉ vài phút lại có một máy bay hạ cánh, cất cánh như những con thoi trên bầu trời.
Cũng như các quốc gia khác, Nhật Bản có những thói quen và văn hóa ứng xử nơi văn phòng mang đặc thù riêng biệt của mình.
Bên dưới là các điểm đặc biệt trong…
Khi nhận danh thiếp của đối tác, bạn phải nhận bằng hai tay và đọc lại những thông tin được in trên đó một cách cẩn thận, sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt trên bàn ngay trước mặt của người đối diện, sử dụng nó trong cuộc nói chuyện khi cần.
Nếu bạn cất luôn tấm danh thiếp vào túi sẽ bị cho là không tôn trọng người khác.
Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, người Nhật luôn sẵn sàng “xả hơi” thoải mái tại các quán bar, karaoke…
Ngoài ra các câu lạc bộ khiêu vũ, trung tâm mua sắm, khu vui chơi cũng là những điểm đến lý tưởng được nhiều người chọn lựa.
Hết lòng với công việc chính là điểm đặc trưng dễ thấy trong phong cách làm việc của người Nhật.
Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình, và họ quan niệm rằng “sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”. Họ chăm chỉ làm việc suốt đời và hạnh phúc khi được làm việc.
Người Nhật coi trọng sự chăm chỉ nỗ lực từng chút một và lâu dài hơn là sự xuất sắc nhất thời.
Nói chung, họ coi trọng địa vị xã hội, nể phục một người nào đó vì có nhiều đóng góp cho cộng đồng chứ không đơn thuần đánh giá qua hình thức bề ngoài.
Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội.
Nhắc tới phong cách làm việc của người Nhật, người ra dễ dàng nghĩ ngay đến đặc điểm này.
Một hành động thể hiện bản chất này là đối với bất kỳ cuộc hẹn nào, người Nhật cũng thường đến sớm một chút.
Trong những cuộc họp, người Nhật luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình ý kiến.
Văn hóa của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quý mà họ để lại.
Dù ở cấp bậc nghề nghiệp như nhau, nhưng đối với những người lớn tuổi hơn thì phải tôn trọng những ý kiến của họ.
Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công.
Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau.
Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung.
Trong phong cách làm việc của người Nhật, sự nghiêm túc luôn được đặt nặng bởi tính kỷ luật của người Nhật rất cao, thể hiện qua việc:
Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”.
Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.
Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.
Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc bằng cách tập hợp công nhân, xếp hàng và cùng nhau hô to khẩu hiệu của công ty.
Đó là một cách tạo cảm hứng, động lực và sự đoàn kết trong công việc.
Mỗi cuộc tập hợp vào buổi sáng sẽ đi kèm với những lời nhắc nhở, khen thưởng, mục tiêu của công ty… giúp mọi người rút ra kinh nghiệm và sửa chữa nếu sai phạm, hoặc phát huy tinh thần khi được khen thưởng.
Một nét đẹp tuyệt vời trong văn hóa và trong phong cách làm việc của người Nhật đó là nói “Cảm ơn”.
Thậm chí có thể nói rằng, người Nhật luôn thường trực từ “Cảm ơn” trên môi trong bất kỳ tình huống nào.
Trong một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi danh thiếp một cách trịnh trọng nhất.
Với đàn ông thì họ luôn hết mình trong công việc và có trách nhiệm với các việc được giao.
Ngoài mục tiêu kiếm tiền để nuôi gia đình họ còn ý thức là làm việc để đóng góp cho quốc gia.
Còn phụ nữ thì luôn đặt gia đình lên hàng đầu. Vì thế nên mới có câu ao ước: “Ở nhà lầu – Đi xe hơi – Lấy vợ Nhật“.
Chỉ tiếc cho một xã hội phát triển, yên bình như Nhật nhưng tỉ lệ người tự tử thuộc loại cao nhất thế giới bởi sức ép công việc hoặc đơn giản vì người ta cảm thấy nhàm chán khi ngày nào cũng như ngày nào cứ lặp đi lặp lại một lập trình từ nhà đến công sở và làm cùng một công việc giống nhau.
Tuy nhiên phong cách làm việc của người Nhật vẫn đáng trân trọng, 1 trong những yếu tố giúp Nhật Bản phát triển.
Tham khảo: jes.edu.vn