DAO sẽ thay đổi tương lai công việc (Future of work)


Trong tương lai, có khả năng một người bình thường sẽ không làm việc cho một công ty. Thay vào đó, họ sẽ kiếm thu nhập theo những cách phi truyền thống, thông qua các hoạt động như chơi game, học kỹ năng mới, sáng tạo nghệ thuật hoặc quản lý nội dung.





Tương lai công việc sẽ ra sao (future of work)?





Sự thay đổi cách làm việc này không phải là điều bất thường hay bất ngờ – thực ra, việc tuyển dụng vào các tập đoàn lớn từng là ý tưởng điên rồ với một người nào đó vào những năm 1800.





Tương lai công việc (Future of work) được mở ra nhờ các mạng lưới hình thành xung quanh các giao thức tiền điện tử, đang nổi lên như những phương thức mới để điều phối, đo lường và khen thưởng cho việc đóng góp vào các hệ sinh thái phức tạp.





Sự thay đổi này đã mở ra tiềm năng thu nhập mới cho mỗi người và nó đưa tới sự chuyển giao giá trị ngày càng tăng từ các tổ chức sang người tham gia với tư cách cá nhân trong mạng tiền điện tử.





Cách kiếm tiền truyền thống là “làm-để-kiếm” (work to earn), nhưng tương lai của thu nhập là “x-để-kiếm” – chơi để kiếm, học để kiếm, sáng tạo để kiếm và làm việc để kiếm.





Tuy nhiên, điều đó sẽ không xảy ra một cách thần kỳ – nó yêu cầu các Tổ chức tự trị phi tập trung – DAO (Decentralized Autonomous Organization) có thể điều phối toàn bộ hoạt động mới này vượt ra ngoài bối cảnh các hệ thống công ty. Và các cơ hội kiếm tiền trong DAO sẽ là một hàm số của nhiều hình thức đóng góp khác nhau mà DAO cần.





Bài viết này cung cấp một khuôn khổ giúp bạn hiểu các lựa chọn sẽ tồn tại trong Future of work.





Hạn chế của các công ty ở vai trò cơ chế điều phối





Trước tiên, chúng ta cần hiểu về những thiếu sót của các mô hình kiếm tiền hiện có.





Các công việc truyền thống đang nhanh chóng trở nên lỗi thời – chúng ta đã thấy điều này khi các hình thức kiếm tiền thay thế dần xuất hiện như người ảnh hưởng (influencer), nhà thầu, người sáng tạo, người tham gia nền kinh tế gig,…





Những cách kiếm tiền này không hẳn mang lại cảm giác giống như “làm việc”, nhưng chúng đều là những ví dụ về người tham gia với tư cách là nhà cung cấp giá trị trong một mạng lưới phức tạp và kiếm thu nhập từ những đóng góp của họ.





Tuy nhiên, các cơ hội “phi truyền thống” này có số lượng hạn chế và phần thưởng thường thấp hơn giá trị đóng góp của một người.





Đó là bởi vì những công việc này vẫn dựa trên mô hình web2, trong đó các tập đoàn tiếp tục kiểm soát mô hình kinh doanh.





Các tập đoàn truyền thống ngày càng có nhiều “orbital stakeholder”, tức là những người tham gia đang làm mờ ranh giới giữa các thành viên bên trong và những người bên ngoài tổ chức.





Hãy hình dung Apple và các nhà phát triển tạo ứng dụng trên App Store, YouTube và người sáng tạo nội dung hoặc Uber và các tài xế – những người tham gia từ bên ngoài đang đóng góp vào lợi nhuận của công ty, nhưng các công ty đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh các ưu đãi (lợi ích) với các bên liên quan này.





Khi các công ty phát triển, họ không duy trì được mối quan hệ bền vững với các orbital stakeholeder này nữa.





Mối quan hệ giữa công ty và những người tham gia trở thành tổng bằng 0, và để tối đa lợi nhuận, công ty bắt đầu “trích xuất” giá trị từ những người tham gia này.





Theo Chris Dixon, đây là “lý do mà phi tập trung trở nên có ý nghĩa”:





Mối quan hệ giữa platform với các yếu tố bổ sung
Mối quan hệ giữa platform với các yếu tố bổ sung




Mô hình công ty có ranh giới chặt chẽ giữa nội bộ và bên ngoài có thể có ý nghĩa trong Thời đại công nghiệp, nhưng trong Thời đại thông tin, mô hình này đưa đến các động lực bị lệch và sự khai thác không bền vững.





Trong thế giới thông tin và các orbital stakeholder phức tạp, các công ty không còn phù hợp để giúp chúng ta điều phối hoạt động của mình.





Các mạng tiền điện tử (crypto network) tạo ra sự liên kết tốt hơn giữa những người tham gia và các DAO sẽ là lớp điều phối cho thế giới mới này.





Các DAO sẽ điều phối kỷ nguyên mới của Internet
Các DAO sẽ điều phối kỷ nguyên mới của Internet




DAO là một lớp điều phối mới





DAO sẽ thay thế mô hình truyền thống





DAO là một tổ chức có nguồn gốc internet với các chức năng cốt lõi được tự động hóa bởi các hợp đồng thông minh và với những việc mà tự động hóa không thể thay thế con người (ví dụ: tiếp thị, phát triển phần mềm).





Trên thực tế, không phải tất cả các DAO đều phi tập trung hoặc tự trị, vì vậy tốt nhất bạn nên nghĩ DAO là các tổ chức dựa trên internet được các thành viên sở hữu và kiểm soát tập thể.





Mặc dù vẫn còn rất sớm trong quá trình phát triển của DAO, nhưng chúng không còn là một khái niệm viễn vông.





Đó là những tổ chức có thực, quản lý hàng tỷ đô la vốn, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho hàng triệu người và tạo ra những cách thức mới để mọi người kiếm được thu nhập.





Dưới đây là một cái nhìn toàn cảnh về DAO của Cooper Turley:





Cảnh quan DAO hiện tại của Cooper Turley
Toàn cảnh DAO của Cooper Turley




DAO có nhiều dạng và quy mô khác nhau





Có DAO kiểm soát các giao thức tiền điện tử (Protocol DAO), DAO thực hiện đầu tư mạo hiểm (DAO đầu tư), DAO cung cấp dịch vụ cho các DAO khác (DAO dịch vụ), DAO mua NFT (DAO thu thập), và nhiều DAO khác nữa.





Nhưng hầu hết ở các DAO có một vài điểm chung giúp phân biệt chúng với các tổ chức truyền thống (chỉ là khái quát, lưu ý rằng chúng thay đổi tùy theo các trường hợp cụ thể):





Các hình dạng và quy mô của DAO
Các hình dạng và quy mô của DAO




Những yếu tố phân biệt các DAO với các tổ chức truyền thống là những cái cho phép DAO có mối quan hệ cộng sinh với các bên liên quan và người tham gia. DAO hoạt động như các nền kinh tế mở, khuyến khích giá trị được tích lũy ở bất cứ đâu nó được cung cấp, không dựa trên biên giới pháp lý tùy tiện.





Từ bài báo của Chris Dixon đã nói trước đó:





“Các mạng tiền điện tử (cryptonetwork) sử dụng nhiều cơ chế để đảm bảo luôn trung lập khi chúng phát triển, ngăn chặn sự dụ dỗ của các nền tảng tập trung. Thứ nhất, hợp đồng giữa mạng tiền điện tử và những người tham gia được thực thi bằng mã nguồn mở. Kế đến, họ liên tục được kiểm tra thông qua các cơ chế “voice” và “exit”. Người tham gia được đưa ra tiếng nói thông qua quản trị cộng đồng (community governance), cả “trên chuỗi” (thông qua giao thức) và “ngoài chuỗi” (thông qua các cấu trúc xã hội xung quanh giao thức). Người tham gia có thể thoát bằng cách rời khỏi mạng và bán tiền của họ hoặc trong trường hợp cực đoan bằng cách sửa đổi giao thức.”





Cấu trúc của một DAO vốn đã mở và có trách nhiệm, một chức năng ràng buộc để chia sẻ giá trị với những ai tham gia tạo ra nó. Nếu không, các DAO khác sẽ cạnh tranh với họ hoặc những người tham gia sẽ rời đi để tìm cơ hội khác.





Ownership Economy
Ownership Economy




Trên thực tế, DAO tốt nhất là DAO thưởng cho những người tham gia, đóng vai trò là nền tảng của Nền kinh tế sở hữu. Động lực có tổng-dương này là cơ sở của xu hướng x-để-kiếm mà định hình nên Future of work.





Future of work trong DAO





Để hiểu rõ hơn về các lựa chọn sẽ xuất hiện trước mọi người, chúng ta phải khám phá “cấu trúc giải phẫu” của DAO:





Cấu trúc của DAO
Cấu trúc của DAOBrian Flynn, Zakku và nhóm Orbit




DAO, với tư cách là nền kinh tế mở, sẽ thúc đẩy xu hướng x-để-kiếm, điều này sẽ làm cho công việc trở nên linh hoạt, trôi chảy và vui tươi hơn so với xu hướng 9-5 (đi làm từ 9h sáng đến 5h chiều) quen thuộc.





Sự cởi mở của nền kinh tế tiền điện tử này sẽ cho phép người ta tham gia vào một số DAO và mạng tiền điện tử, phối trộn các luồng thu nhập và lợi nhuận quyền sở hữu (hãy nhớ rằng các DAO tốt nhất đang phân phối quyền sở hữu cho người tham gia của họ thông qua native token của riêng họ).





Thu nhập của mọi người sẽ là sự kết hợp của những thứ chúng ta hiện đang làm trong cuộc sống của mình (ví dụ: chơi game), những thứ chúng ta coi là công việc truyền thống (ví dụ: tiền thưởng / hợp đồng) và những thứ hiện chỉ có thể tiếp cận được với một tỷ lệ nhỏ dân số (ví dụ: đầu tư, thu nhập thụ động).





Nói cách khác, các DAO sẽ mở rộng thêm chủng loại và số lượng cơ hội mở ra cho một số loại người tham gia, bao gồm chủ sở hữu token, thợ săn tiền thưởng và những người đóng góp nòng cốt.





Ví dụ:





  • Chủ sở hữu token có thể kiếm thu nhập từ việc nhận các khoản tài trợ cho các giao thức DeFi lớn (ví dụ: Compound), từ thu nhập thụ động trên các token khác nhau của họ và lợi nhuận từ quyền sở hữu
  • Thợ săn tiền thưởng sẽ kiếm tiền bằng cách hoàn thành các hoạt động trên chuỗi được trao thưởng
  • Người tham gia mạng lưới có thể kiếm được từ việc chơi Axie Infinity hoặc các trò “chơi để kiếm” khác.




Trong future of work, việc làm sẽ mang tính tạm thời và năng động hơn – chi phí chuyển đổi công việc sẽ thấp hơn, cơ hội sẽ xuất hiện nhiều hơn, công việc sẽ giảm xuống thành nhiều đơn vị nguyên tử hơn và toàn bộ thế giới sẽ được thống nhất dưới một lực lượng lao động duy nhất có quyền truy cập vào tất cả các cơ hội.





Chúng ta sẽ khám phá ra các cơ hội mới dựa trên lịch sử, quyền sở hữu và danh tiếng trên chuỗi của mình, đồng thời chúng ta sẽ được mời đóng góp vào nơi chúng ta có lợi thế so sánh tốt nhất.





Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về cách người tham gia sẽ tìm thấy cơ hội kiếm tiền thông qua DAO.





Lực lượng đóng góp nòng cốt: làm việc-để-kiếm





Lực lượng đóng góp nòng cốt là cách chúng ta thường nghĩ về nhân viên ngày nay – những người tập trung toàn thời gian vào một hoặc nhiều dự án hoặc tổ chức.





Sự tập trung này cho phép cá nhân được “nhúng’ vào dự án và tích lũy kiến ​​thức về mặt ngữ cảnh và chiến lược.





Hãy nghĩ về những nhóm người làm công ăn lương cùng làm việc với mục đích duy nhất là thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một công ty để chi trả các khoản thu nhập của họ, bao gồm hàng trăm hoặc hàng nghìn nhân viên.





Nhu cầu về những ‘công nhân’ tập trung và được ‘nhúng’ sẽ luôn tồn tại, nhưng trong web3, nhóm người này sẽ ít hơn bao giờ hết.





Phần mềm và smart contract ở một cấp độ lớn hơn, sẽ cho phép các nhóm nhỏ người tạo ra tác động vượt trội.





Instagram được Facebook mua lại với giá 1 tỷ đô la với đội ngũ chỉ 13 người.





Những trường hợp như thế này sẽ trở nên phổ biến trong tương lai khi sức mạnh của tự động hóa phần mềm, cùng với mạng lưới cộng tác viên ngày càng lớn, sẽ giữ cho số lượng thành viên của nhóm đóng góp nòng cốt nhỏ lại.





Trong tương lai, làm việc cho nhóm này sẽ không khác nhiều so với làm việc cho một công ty – các DAO sẽ vẫn có lực lượng đóng góp nòng cốt có lợi ích liên quan trực tiếp nhất đến tình hình hoạt động của tổ chức. Bởi các DAO minh bạch hơn các công ty truyền thống và có thể chịu trách nhiệm bởi một cộng đồng lớn hơn, tuy nhiên, sẽ có cả áp lực.





Thợ săn tiền thưởng: đóng góp-để-kiếm





“Thợ săn tiền thưởng” (Bounty Hunters) hoàn thành công việc được xác định rõ ràng với mức giá và / hoặc khoảng thời gian đã thỏa thuận.





Những người này thường là các chuyên gia trong các lĩnh vực như tài chính, phát triển và thiết kế, những người cung cấp dịch vụ cho nhiều DAO cùng một lúc và hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể với ranh giới rõ ràng.





Tiền thưởng thường được đăng công khai cho bất kỳ người nào yêu cầu và đôi khi có thể mang tính cạnh tranh, thưởng cho người hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất dựa trên thành tích và giá trị đóng góp, không dựa trên quy trình nộp đơn hoặc đấu thầu trước.





Phần thưởng thường được xác định bởi các ủy ban tài trợ hoặc các nhóm làm việc phi tập trung đã được DAO lớn hơn giao một số quyền hạn (một phần của xu hướng lớn hơn được gọi là Quản trị 2.0).





Nhiều Thợ săn tiền thưởng sẽ tập hợp lực lượng để thành lập các DAO Dịch vụ của riêng họ – đây là những tổ chức cung cấp dịch vụ thuê ngoài cho các DAO không có sẵn các kỹ năng cần thiết.





Các DAO Dịch vụ này nổi lên để hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi kiến ​​thức chức năng như quản lý ngân quỹ (ví dụ: Llama), phát triển phần mềm (ví dụ: RaidGuild), quản trị (ví dụ: Fire Eyes),…





Mặc dù Công ty săn tiền thưởng và Dịch vụ DAO có thể giống như các nhà thầu và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp, chúng sẽ được phân biệt và phổ biến hơn trong các DAO vì một số lý do:





  1. Hợp đồng thông minh sẽ tự động hóa một phần lớn chức năng cốt lõi của DAO, để lại nhiều công việc ngoại vi được xác định rõ ràng, chuyên biệt về mặt chức năng và nắm bắt tốt thông qua tiền thưởng.
  2. Các DAO sẽ cố gắng đẩy công việc ra các vùng ngoại vi để duy trì sự phi tập trung và tránh các hệ thống phân cấp lớn, và tiền thưởng tạo ra phương thức bền vững để làm điều đó.
  3. Sự minh bạch của DAO sẽ làm cho chi phí điều phối trên tiền thưởng thấp xuống.




Người tham gia mạng lưới: tham gia-để-kiếm





Đây là phần mới nhất và có lẽ thú vị nhất trong Future of work.





Trong bất kỳ DAO nào, đây là nơi mà phần lớn mọi người sẽ gia nhập vào.





Mạng lưới tăng thêm sức mạnh với nhiều hoạt động và người tham gia, tuy nhiên, trong nhiều năm, người dùng, người tiêu dùng và người tham gia đã tăng giá trị cho mạng mà không giữ được phần đóng góp của họ.





Ví dụ: nhà phát triển ứng dụng cho Apple, người sáng tạo cho YouTube và tài xế cho Uber.





Hoạt động giống như các nền kinh tế mở thay vì các tổ chức khép kín, các DAO sẽ thưởng cho mỗi cá nhân đóng góp dựa trên giá trị mà người đó cung cấp, bất kể nó đến từ ai.





Điều này có nghĩa là những hoạt động hàng ngày mà có giá trị đối với mạng lưới sẽ được biến thành cơ hội kiếm thu nhập.





Gần như mọi người sẽ kiếm được thu nhập từ việc đơn giản là sống trực tuyến, sử dụng sản phẩm và tham gia với tư cách là người dùng.





Đối với những người nhận được tiền “thù lao” cho việc tham gia vào mạng lưới, việc kiếm được thu nhập sẽ giống như một trò chơi.





Một số hạng mục đã bắt đầu xuất hiện trong không gian thú vị này:





Chơi-để-kiếm





Chơi-để-kiếm là một loại mô hình trò chơi mới, trao thưởng cho người chơi khi chơi và đạt được thành tích trong một trò chơi.





Mô hình trò chơi truyền thống liên quan đến việc chuyển giao giá trị một chiều cho người tạo hoặc nền tảng trò chơi, mặc dù các game chơi-để-kiếm cũng thưởng cho người dùng.





Các game chơi-để-kiếm vận hành giống như một nền kinh tế: Người chơi cung cấp sức lao động (thời gian và năng lượng của họ) và vốn (thường mua NFT để tham gia trò chơi) và được thưởng bằng token có thể đổi được (fungible token) cho thành tích và tiến bộ của họ trong trò chơi.





Kiếm tiền từ trò chơi không phải là mới, nhưng thay vì thưởng cho người chơi bằng đơn vị tiền tệ trong trò chơi, được sử dụng giới hạn trong trò chơi, thì các trò chơi-để-kiếm thưởng bằng loại token có thể đổi với các token hoặc tiền tệ khác.





Điều này nghĩa là người chơi trò chơi điện tử có thể thanh toán hóa đơn của họ thông qua thành tích trong trò chơi theo đúng nghĩa đen, đặc biệt là đối với những người ở các quốc gia có mức lương và chi phí sinh hoạt thấp hơn.





Hiện tượng này đã là một nguồn thu nhập của hàng triệu người, đặc biệt là thông qua Axie Infinity.





Axie là một trò chơi blockchain phổ biến trong đó người chơi mua NFT cho thú cưng (Axie), lai tạo chúng, chiến đấu với chúng và mua bán chúng.





Những hoạt động này xảy ra trong trò chơi, nhưng mỗi người dùng thực sự sở hữu Axies mà họ mua hoặc tạo. Trò chơi đã bùng nổ trong vài tháng qua, kiếm được hơn 200 nghìn ETH (hiện tại là 860 triệu đô la) doanh thu kết hợp vào tháng 7 và tháng 8.





Doanh thu hàng tháng của Anxie
Doanh thu hàng tháng của Anxie – Nguồn: Axie World




Sự tăng trưởng bùng nổ này được cho là do sự liền lạc về mặt động viên giữa Axie và người dùng, được Axie mô tả như sau:





Axie có nền kinh tế tiền thật do người chơi sở hữu 100%. Thay vì bán các vật phẩm hoặc bản sao của trò chơi, các nhà phát triển của trò chơi tập trung vào việc phát triển nền kinh tế giữa những người chơi và thu các khoản phí nhỏ để kiếm tiền. Axies được tạo bởi người chơi bằng cách sử dụng tài nguyên trong trò chơi (SLP & AXS) và bán cho người chơi mới / người chơi khác. Người nắm giữ token AXS là chính phủ nhận khoản thu về thuế. Các tài nguyên và vật phẩm trong trò chơi được token hóa, nghĩa là chúng có thể được bán cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu trên thị trường ngang hàng mở (peer to peer market).





Axie đã mở ra con đường chơi-để-kiếm và đã mở rộng tầm mắt của mọi người về xu hướng x-để-kiếm to lớn hơn, cho thấy việc mọi người có thể tạo thu nhập bằng cách đóng góp vào mạng lưới.





Học-để-kiếm





Học để kiếm tiền là một mô hình giáo dục mới, trong đó thay vì trả tiền để học, một người sẽ được thưởng khi chứng minh rằng họ đã học được điều gì đó.





Điều này có thể xảy ra khi kỹ năng, kiến ​​thức hoặc thông tin mà một người học được làm tăng thêm giá trị cho một mạng lưới và do đó mạng lưới đó sẵn sàng trợ cấp cho việc học.





Trên RabbitHole, các giao thức tiền điện tử trả tiền cho Nhiệm vụ, khuyến khích người dùng hoàn thành các hành động cụ thể trên chuỗi.





Khi người dùng hoàn thành các hành động này, họ sẽ kiếm được phần thưởng do giao thức cung cấp.





Trong khi những người săn tiền thưởng đóng góp vào việc xây dựng giao thức, thì các hành động trên chuỗi này có xu hướng là một phần của giao thức.





Tương tác tổng dương (positive-sum) mới này sẽ giúp tất cả các bên:





  • Người dùng học một kỹ năng hoặc cách mới để sử dụng tiền điện tử và kiếm được token
  • Các giao thức tiền điện tử thu hút được những người dùng mới, có hiểu biết
  • RabbitHole nhận được phần trăm doanh thu để hỗ trợ các tương tác




Mô hình mới này giống như việc Google chia sẻ một số doanh thu quảng cáo của họ để tìm hiểu về một sản phẩm mới hoặc một trường đại học trả tiền cho bạn vì bạn củng cố mạng lưới cựu sinh viên của họ.





Trong cả hai trường hợp trên, bạn đang cung cấp giá trị cho một mạng lưới và không được thưởng, nhưng bây giờ, bạn có thể làm được.





RabbitHole đã phân phối hơn 750 nghìn đô la tiền thưởng kể từ khi ra mắt, được trả bằng giao thức lớn nhất trong tiền điện tử (ví dụ: Uniswap, Aave, Compound, The Graph, Pool Together và Polygon).





Mặc dù lĩnh vực này còn non trẻ, nhưng tiềm năng đối với học-để-kiếm là rất lớn, nếu bạn xem xét doanh thu được tạo ra từ giáo dục và quảng cáo hiện chưa được người dùng nắm giữ.





Sáng tạo-để-kiếm





Tiền điện tử đã tạo ra sự giàu có mới và sự khan hiếm kỹ thuật số, điều này đã mở đường cho sự bùng nổ thị trường NFT trong vài tháng qua, mở ra cơ hội cho các nghệ sĩ trên toàn thế giới kiếm sống, hoặc thậm chí là sự giàu có của thế hệ trong một số trường hợp.





Nhưng nó không khác lắm về mặt chức năng với việc nghệ sĩ được trả tiền cho tác phẩm khi thành công.





Điều thú vị là người sáng tạo được trả tiền vì giá trị gia tăng mà họ đem lại cho mạng lưới, bên cạnh lợi nhuận kiếm được từ công việc.





Ví dụ:





  • Thị trường NFT SuperRare gần đây đã airdrop 15% token của mình cho người dùng ban đầu, nhà sưu tập và nghệ sĩ trên nền tảng của họ, để thừa nhận vai trò của những người tạo ra giá trị này đối với thành công ban đầu của họ.
  • Audius, một giao thức phi tập trung để phát trực tuyến nhạc, cho phép người sáng tạo kiếm được token khi tải nhạc lên và quản lý danh sách phát. Audius đang trao cho người sáng tạo quyền sở hữu cổ phần trong mạng do giá trị mà họ mang lại.




Chủ sở hữu token: Đầu tư-để-kiếm





Khả năng đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng cao sẽ được dân chủ hóa cho bất kỳ ai có kết nối internet và ví điện tử.





Trong một thế giới mà mọi mạng lưới đều có token, token kiếm được khi tham gia vào các mạng và khả năng mua token là không cần cho phép, mọi người đều trở thành nhà đầu tư.





Đầu tư sẽ trở thành nguồn thu nhập chính của một bộ phận dân số.





Không phải mọi khoản đầu tư đều được đánh giá cao, nhưng các cá nhân sẽ có quyền truy cập vào các cơ hội mà trước đây chỉ dành cho thiểu số và toàn bộ cơ hội kiếm thu nhập sẽ mở ra.





Làm gì để mở đường cho DAO và Future of work?





DAO là Future of work
DAO là Future of work




Các cơ hội x-để-kiếm chỉ trở thành xu hướng chủ đạo nếu DAO trở thành xu hướng chủ đạo.





Các DAO cho thấy rất nhiều hứa hẹn, nhưng chúng vẫn còn sớm và còn một chặng đường dài để phát triển cho đến khi Future of work được hiện thực hóa.





Trong một cuộc khảo sát gần đây với 422 người tham gia DAO do Gitcoin và Bankless thực hiện, < 45% người được hỏi cho biết rằng DAO là nguồn thu nhập chính của họ.





DAO có phải là nguồn thu nhập chính?
DAO có phải là nguồn thu nhập chính?




Để các DAO thực sự trở thành trung tâm của công việc, chúng ta cần phát triển cơ sở hạ tầng, công cụ và hệ thống có thể hỗ trợ các DAO và các thành viên của họ.





Công cụ điều phối





Hầu hết các DAO hiện đang dựa vào sự kết hợp của phần mềm web2 không dành cho DAO hoặc phần mềm web3 cực kỳ non trẻ.





Trong cả hai trường hợp, nhu cầu của các DAO không được đáp ứng đầy đủ.









Các DAO có tiềm năng đáng kinh ngạc để khai thác sức mạnh của mạng phi tập trung và trí tuệ tập thể của mọi người, nhưng họ sẽ cần các công cụ phần mềm tốt hơn để điều phối.





Các DAO sẽ cần các công cụ hỗ trợ quản trị (ví dụ: Snapshot, Orca), cộng tác phần mềm (ví dụ: Radicle), quản lý ngân quỹ (ví dụ: Parcel, Multis, Gnosis), thảo luận (ví dụ: Discourse), truy cập (ví dụ: CollabLand) và hơn thế nữa .





Đặc biệt liên quan đến bài viết này, một lĩnh vực thú vị cần có các giải pháp mới là những người đóng góp.





Các DAO không có Giám đốc điều hành hoặc bộ phận nhân sự để quyết định ai sẽ được trả tiền cho việc gì, vì vậy cần có những cách thức mới, phi tập trung để xác định giá trị mà một người đóng góp và những gì họ nên được trả.





Một vài giải pháp ban đầu nhưng thú vị bao gồm việc để các đồng nghiệp xác định phần thưởng của nhau (Coordinape) và sử dụng một thuật toán để tạo biểu đồ đóng góp và tính toán phần thưởng (SourceCred).





Hệ thống danh tiếng





Các DAO là công khai và không cần sự cho phép, nhưng vẫn cần những cách mới để xác định ai có thể tin tưởng, cộng tác và khen thưởng.





Giải pháp truyền thống là thực hiện các quy trình phỏng vấn bao quát, nhưng những quy trình này lại đối lập với các đặc tính của một DAO.





Vấn đề phức tạp hơn nữa là nhiều người liên quan đến DAO là ẩn danh. Trong thế giới mới này, các DAO cần một cách mới để tìm ra ai sẽ phân bổ các nguồn lực khan hiếm.





Điều này cho thấy sự cần thiết của các hệ thống danh tiếng trên chuỗi.





Hệ thống danh tiếng trên chuỗi sẽ nắm bắt các hành động của chúng ta xảy ra trên blockchain: đóng góp của chúng ta cho DAO, lịch sử bỏ phiếu quản trị của chúng ta, việc nắm giữ token của chúng ta và hơn thế nữa.





Cuối cùng, các hệ thống danh tiếng sẽ sử dụng các hành động trên chuỗi này đưa ra dự đoán về cách chúng ta sẽ hành động trong tương lai để đưa ra quyết định xem ai là người đáng tin cậy và phù hợp.





Danh tiếng trên chuỗi sẽ thay thế cách các công ty hiện đang sử dụng thông tin đăng nhập, sơ yếu lý lịch và quy trình phỏng vấn.





Tuy nhiên, có nhiều lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật liên quan đến việc theo dõi sổ cái công khai về các hành động gắn liền với danh tính của một người.





Hiện tại, danh tính trên blockchain (blockchain identity) chủ yếu xoay quanh địa chỉ, nhưng để các hệ thống danh tiếng này trở nên khả thi, chúng ta sẽ cần các giải pháp nhận dạng phi tập trung mạnh hơn nhiều (ví dụ: Ceramic / IDX) và quản lý danh tính.





Về việc tạo giá trị và những cạm bẫy có thể xảy ra





Không rõ là về lâu dài, con người có thể kiếm được bao nhiêu thu nhập thông qua các phương pháp này.





X-để-kiếm không có nghĩa là mọi người sẽ có thể làm nghệ thuật và chơi trò chơi điện tử để kiếm sống. X-để-kiếm là giá trị phần thưởng khi nó được tạo ra.





DAO làm cho những con đường phi truyền thống này bền vững hơn và tồn tại trước nhiều người hơn, nhưng thị trường sẽ không thưởng cho tất cả mọi người.





Các động lực thị trường vẫn liên quan và để được thưởng, bạn cần phải cung cấp giá trị.





Người sáng tạo sẽ cần tìm khán giả, người chơi trò chơi sẽ cần đạt được kết quả và những người săn tiền thưởng và những người đóng góp sẽ cần tạo ra tác động.





Tuy nhiên, cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh tính bền vững và tầm quan trọng của một số cơ hội kiếm tiền không làm mất đi luận điểm của bài này: tạo ra giá trị trong các mạng sẽ được thưởng và các DAO sẽ điều phối phần thưởng trong các mạng tiền điện tử giúp mở ra các cơ hội kiếm thu nhập mới.





Nói rộng hơn, Future of work sẽ không hoàn toàn tốt. Như với bất kỳ sự thay đổi công nghệ lớn nào, thường có những mặt tích cực và tiêu cực. Tiền điện tử, và cụ thể hơn là DAO, sẽ dẫn đến kết quả tương tự.





Dưới đây là một số hệ quả:





Khả năng cạnh tranh và chênh lệch





Việc đo lường và khen thưởng cho tất cả các đóng góp cho một mạng lưới sẽ dẫn đến việc phân bổ tài nguyên hợp lý hơn.





Mặt trái của chế độ tài chính xứng đáng là một thế giới trong đó các DAO thực sự gia tăng các quy luật mà các nền kinh tế web2 đã chứng minh trước đây. Ví dụ: trên Spotify, 1,4% người sáng tạo hàng đầu kiếm được 90% tiền bản quyền.





Hơn nữa, lực lượng lao động toàn cầu thực sự với chi phí chuyển đổi thấp hơn chỉ làm tăng các động lực cạnh tranh này. Người ta sẽ làm thế nào để cân đối sự chênh lệch đáng kể về kết quả nếu các DAO làm trầm trọng thêm xu hướng này?





Quá tải nhận thức





Có những giới hạn đối với mức độ mà bộ não con người có thể xử lý.





Số của Dunbar là giới hạn khét tiếng về số lượng mối quan hệ xã hội mà bộ não con người có thể quản lý, nhưng “số của DAObar” là phiên bản DAO của điều đó: một người có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào bao nhiêu DAO?





Mỗi lần tham gia DAO tiếp theo là một sự gia tăng sức mạnh xử lý cần thiết để duy trì bối cảnh và nhận thức về mọi thứ đang diễn ra.





Công cụ giao tiếp và cộng tác trong DAO (đã thảo luận ở trên) sẽ cố gắng giảm thiểu điều này, nhưng mọi người có thể phải vật lộn với tình trạng quá tải.





Mất kết nối





Một mặt, DAO cho phép mọi người chọn cách họ làm việc và liên kết với các cộng đồng nơi có giá trị phù hợp.





Mặt khác, bằng cách chuyển phần lớn công việc thành các đơn vị nguyên tử và khuyến khích tài chính thuần túy cho các hành động, chúng ta đối diện với nguy cơ làm giảm ý nghĩa của mọi người trước các phần thưởng tài chính. Chúng ta có nguy cơ biến công việc thành những nhiệm vụ rời rạc, vô nghĩa, trong đó lao động bị giảm xuống thành một dịch vụ hàng hóa.





********





Có một lời khuyên chung rằng tương lai đã ở đây, chỉ là nó không được phân phối đồng đều. Đó chắc chắn là trường hợp của các DAO và Future of work.





Mỗi ngày, ngày càng nhiều người tham gia DAO và sử dụng web3 toàn thời gian. Các DAO đang phát triển nhanh chóng và có nhu cầu rất lớn về nhân tài để giúp họ đạt được sứ mệnh của mình.





Cho dù đó là toàn thời gian hay bán thời gian, có nhiều cách để làm việc, học hỏi và tham gia. Future of work đang trỗi dậy và nó sẽ đi theo những hướng bất ngờ và hấp dẫn.





Tham khảo: http://future.a16z.com