Metaverse là gì? Metaverse có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?
Metaverse là gì? Metaverse có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?
Gambaru - 2022/05/06 08:12
COPY
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bàn tổng quan về các khả năng (và cạm bẫy) tương lai của metaverse trong 5-10 năm nữa khi các nhà lãnh đạo cân nhắc khả năng theo đuổi thứ mà một số người tin rằng sẽ là thế giới mới tiếp theo cho hầu hết doanh nghiệp.
Metaverse là gì?
Metaverse là thuật ngữ phổ biến được sử dụng để mô tả thứ mà nhiều người kỳ vọng sẽ trở thành hình thái tiếp theo về cách chúng ta sử dụng công nghệ và mạng kỹ thuật số để tương tác và cộng tác với người khác và có trải nghiệm ảo với mọi hình thức.
Đó không phải là một công nghệ hay thiết bị riêng lẻ, và cũng không phải là dịch vụ của bất kỳ công ty nào. Mà đó là sự hội tụ của một số công nghệ riêng biệt, tất cả đều nhanh chóng hoàn thiện để sử dụng phổ biến.
Cùng nhau, những công nghệ đó có thể tạo ra trải nghiệm môi trường ba chiều, nhập vai, trong đó người dùng tương tác với môi trường xung quanh và với những người dùng khác như thể họ đang ở trong một không gian chung.
Nhưng một metaverse được phát triển đầy đủ không chỉ đơn thuần là một không gian ảo. Nó có ít nhất 2 đặc điểm quan trọng khác giúp nó có tiềm năng trở thành một nền tảng mới với đa dạng mục đích sử dụng.
Đầu tiên, nó đưa thế giới vật lý và kỹ thuật số / ảo vào trải nghiệm của người dùng.
Thứ hai, metaverse dự kiến sẽ có một nền kinh tế bản địa, bao gồm tài sản thuần kỹ thuật số và thương mại.
Mặc dù Internet ngày nay có một mối quan hệ quan trọng đối với nền kinh tế, nhưng metaverse có thể có nền kinh tế riêng của nó.
Các yếu tố thúc đẩy tương lai của metaverse là gì?
Sự tiến hóa của metaverse sẽ phụ thuộc vào phản ứng của người tiêu dùng cũng như kết quả của ít nhất bốn ẩn số chính:
Chuẩn hóa
Các tiêu chuẩn và giao thức hội tụ ở mức độ nào? Mức độ tương kết giữa các nền tảng khác nhau là gì?
Có một nền kinh tế thống nhất các nền tảng không?
Liệu hàng hóa kỹ thuật số được mua trong một metaverse có tồn tại trong một metaverse khác?
Danh tính có nhất quán trên các nền tảng không?
Có các tiêu chuẩn thiết kế và lập trình có nhất quán không?
Phân mảnh thì trường
Có bao nhiêu nhà lãnh đạo thị trường nổi lên và họ phục vụ đối tượng khách hàng nào và trong những tình huống thương mại nào?
Có bao nhiêu sự cạnh tranh trên thị trường, và điều này ảnh hưởng đến sự đổi mới như thế nào?
Chúng ta sẽ thấy (hoặc sẽ được phép thấy) M&A / hợp nhất thị trường ở mức độ nào?
Các nền tảng khác nhau có phục vụ các tình huống sử dụng khác nhau không? (ví dụ: một nền tảng chỉ dành cho người tiêu dùng và một nền tảng chỉ dành cho doanh nghiệp)
Giao diện người dùng
Giao diện người dùng trực quan và tích hợp mạch lạc với cuộc sống hàng ngày ở mức độ nào?
Giao diện chủ đạo sẽ thân thiện với người dùng và thiết bị di động như thế nào?
Giao diện có cho phép chuyển đổi giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số một cách mạch lạc không?
Quản trị
Nội dung và hành vi được quy định hiệu quả và nhất quán ra sao? IP và tài sản kỹ thuật số có được bảo vệ một cách đáng tin cậy?
Có cơ quan quản lý mạnh mẽ không hay các nền tảng chủ yếu dựa trên sự tự trị?
Các tương tác và giao dịch an toàn và đáng tin cậy ở mức độ nào?
Có quy trình hiệu quả để quản lý vấn đề thuế và trách nhiệm pháp lý không?
Tương lai của Metaverse có thể xảy ra theo hướng nào?
Có ba kịch bản tiềm năng dành cho tương lai của metaverse vào đầu những năm 2030:
Low orbit
Metaverse vượt trội về những thứ nó giỏi nhưng không trở thành nền tảng chung:
Thị trường phân mảnh, không có người chơi thống trị và sự lựa chọn áp đảo của người tiêu dùng
Giao diện người dùng hoạt động tốt trong một số tình huống nhất định nhưng khó hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày
Sự đón nhận của người tiêu dùng với trò chơi, thể thao, giải trí và một số hoạt động bán lẻ ở mức cao
Sự đón nhận của doanh nghiệp bị giới hạn ở mức độ hợp tác nhóm, hội nghị ảo, đào tạo / học tập tăng cường và công nghệ bản sao kỹ thuật số
Quy định không nhất quán giữa các quốc gia và khu vực
Kết quả: Một thị trường đặc biệt cho các tình huống sử dụng cụ thể, giúp hoàn thiện chứ không thay thế các công nghệ khác.
Double star
Không có một metaverse đơn độc, mà là một số ít anh lớn tranh giành thị phần trong một thị trường năng động.
Thiếu khả năng tương kết đòi hỏi người dùng cam kết với một nền tảng gốc
Nguồn vốn dồi dào và M&A tích cực dẫn đến một thị trường tập trung cao độ
Cạnh tranh thúc đẩy đổi mới công nghệ phần cứng và phần mềm
Các hệ sinh thái cạnh tranh để giành được sự chú ý của người dùng thông qua nội dung độc quyền và quan hệ đối tác
Các nền tảng có sự tự trị mạnh mẽ và hiệu quả
Kết quả: Một thị trường lớn cho nhiều ứng dụng nhưng phân chia giữa các nhà lãnh đạo công nghệ thế hệ tiếp theo.
Big bang
Một metaverse mở, có tính tương kết trở thành giao diện chủ đạo mà qua đó chúng ta tiến hành hầu hết hoạt động hàng ngày.
Giao diện người dùng dung hợp mượt mà giữa thế giới thực và thế giới số
Nhận dạng trong metaverse không khác gì trong thế giới thực
Không có nhà cung cấp đơn nhất, với nhiều nhà đổi mới và một hệ thống mở, có tính tương kết
Áp dụng rộng rãi trong các tình huống sử dụng của người tiêu dùng và doanh nghiệp
Quản trị mạnh mẽ, với các quy tắc nghiêm ngặt về quyền sở hữu kỹ thuật số và quyền riêng tư / bảo mật
Kết quả: Internet chuyển dịch hoàn toàn vào một thế giới ảo mà hầu hết doanh nghiệp và người tiêu dùng hoạt động.
Các nhà lãnh đạo có thể làm gì?
Trong khi tương lai của metaverse vẫn còn là ẩn số, có một số hành động mà các nhà điều hành có thể thực hiện ngay bây giờ:
Đừng đánh giá thấp tiềm năng: Hãy định hình chiến lược metaverse nhưng đủ linh hoạt để thích ứng với những thay đổi trong công nghệ và sở thích của người tiêu dùng. Áp dụng phương thức “thử nghiệm và học hỏi” cho cả khi đối diện với khách hàng lẫn các hoạt động trong doanh nghiệp.
Nhìn xa trông rộng: Trường hợp metaverse trở thành chủ đạo và việc tạo doanh thu tương ứng có thể sẽ diễn ra trong vài năm, các công ty nên có cái nhìn xa về các khoản đầu tư và xem xét các KPI xung quanh mức độ tương tác của người tiêu dùng và nhân viên bên cạnh ROI. Hãy xem xét các khoản đầu tư trong bối cảnh các chương trình chuyển đổi số rộng lớn hơn.
Tập trung vào nhu cầu và động lực của người dùng: Các tổ chức nên tập trung vào cách tạo nội dung và trải nghiệm hấp dẫn (ví dụ: quan hệ đối tác độc quyền, công cụ nội dung do người dùng tạo, thu thập dữ liệu và thông tin mạnh mẽ) để thiết lập chia sẻ và duy trì tính cạnh tranh.
Cam kết một “metaverse có trách nhiệm”: Các tổ chức sẽ cần quản lý một loạt các phức tạp và rủi ro trong metaverse (ví dụ: quyền riêng tư / bảo mật, khả năng tiếp cận, tiêu thụ năng lượng bền vững) và đảm bảo họ đang chủ động xây dựng một metaverse có trách nhiệm và duy trì lòng tin của người tiêu dùng và nhân viên một cách hiệu quả.