Unit Test là gì? Vai trò của Unit Test trong phát triển phần mềm


Quy trình testing bao gồm nhiều bước kiểm thử. Unit Test (Kiểm thử đơn vị) là mức kiểm thử đầu tiên nhưng giữ vai trò không kém phần quan trọng đảm bảo sản phẩm phần mềm chất lượng đến tay người dùng.





Unit testing – bước kiểm thử đầu tiên trong quy trình Software Testing
Unit testing – bước kiểm thử đầu tiên trong quy trình Software Testing. Ảnh: TestOrigen









Dừng lại chút nào, nếu bạn đang #open_to_work, thử nghía qua các công việc đang tuyển trên Gamba nhé. Vào LINK NÀY để xem các job Testing hoặc scan QR Code ở bên dưới nhé.





Xem và ứng tuyển các job "testing"
Xem và ứng tuyển các job “testing”









Unit test là gì?





Unit là thành phần nhỏ nhất trong phần mềm, có thể là các hàm (Function), thủ tục (Procedure), lớp (Class), hoặc các phương thức (Method).





Unit test là một loại kiểm thử phần mềm với mục tiêu cô lập và xác minh tính chính xác của một đơn vị.





Việc phát hiện lỗi, xác định nguyên nhân và khắc phục trở nên dễ dàng hơn khi chỉ khoanh vùng trong phạm vi một Unit đang kiểm tra.





Một ví dụ về Unit test case
Một ví dụ về Unit test case. Ảnh: jeff.wilcox.name




Thực hiện kiểm thử trên đơn vị càng nhỏ thì càng tốt. Khi đó, bạn sẽ hiểu chi tiết hơn về cách code hoạt động. Không những vậy, tốc độ test sẽ nhanh hơn, nhiều Unit test sẽ được hoàn thành hơn.





Ai thực hiện Unit test?





Do Unit test được tiến hành trong quá trình lập trình, người thực hiện Unit test có thể chính là người viết phần mềm, đôi khi cũng có thể là QA/QC.





Unit test nếu được thực hiện từng bước, không sử dụng công cụ hỗ trợ thì được gọi là Phương pháp kiểm thử thủ công (Manual Unit testing).





Ngược lại, nếu có sự trợ giúp của công cụ để test nhanh hơn, chính xác hơn chính là Phương pháp kiểm thử tự động (Automated Unit testing).





Các phương pháp kiểm thử tự động sử dụng trong Automated Unit testing: black box testing, white box texting và gray box testing.





Đa số trường hợp Developer sẽ tiến hành Unit testing
Đa số trường hợp Developer sẽ tiến hành Unit testing. Ảnh: Unplash




Các bước trong Unit test





Một Unit test điển hình sẽ trải qua 3 giai đoạn, được biết đến với tên gọi AAA:





  • Arrange: xác định thành phần của ứng dụng bạn muốn kiểm thử trong SUT (system under test)
  • Act: Giả lập trong SUT
  • Assert: Quan sát kết quả




Nếu kết quả quan sát được đúng như kỳ vọng, Unit test được xem là hoàn thành (pass). Nếu không, nó sẽ báo lỗi (fail), tức là đã có vấn đề ở đâu đó trong SUT.





Vai trò của Unit test





Công việc viết Test case cho Unit test mất khá nhiều thời gian, thậm chí đôi khi hơn cả việc coding.





Tuy nhiên, Unit test đặc biệt không thể bỏ qua trong các bước của quá trình kiểm thử bởi vì những lợi ích mà nó mang lại cho quá trình phát triển phần mềm như sau:





  • Unit test được thực hiện trên những thành phần rất nhỏ của code hoặc những chức năng đơn lẻ, vì vậy, trường hợp tìm ra vấn đề hay thiếu sót sẽ độc lập và không ảnh hưởng đến các test case khác.
  • Thông qua Unit test, nếu sớm phát hiện ra lỗi hay sai sót sẽ rất có ích và giảm bớt được chi phí toàn dự án. Khi Unit test được hoàn tất trước khi tích hợp code,  những sai sót hay lỗi tìm thấy sẽ dễ dàng được giải quyết mà hầu như không mang lại ảnh hưởng gì đáng kể.
  • Các Unit test case đơn giản hóa và giúp việc kiểm tra code nhẹ nhàng hơn. Về sau nếu có cần giải quyết lỗi thì cũng chỉ phải test đoạn code được chỉnh sửa mới nhất.
  • Unit testing tự động (Automated Unit testing) giúp giảm thiểu số bugs khi chạy trên môi trường production.
  • Điểm cộng nữa của Unit test đó là tạo điều kiện cho thay đổi, làm tiền đề cho phương pháp Agile, tiết kiệm thời gian và thúc đẩy tiến độ tổng thể của dự án.
  • Trên phương diện thiết kế, Unit test nhắc nhở người lập trình trước khi bắt đầu viết code, phải tập trung để đưa ra các thiết kế thật ổn. Việc kiểm thử code trong giai đoạn ban đầu có thể phát hiện các vấn đề, xử lý hệ thống và các mô hình thiết kế từ sớm.




Thêm vào đó, Unit test còn giúp ích trong việc giải phóng các chuyên viên QA khỏi những công việc kiểm tra mang tính chất phức tạp, đồng thời cũng là công cụ đánh giá năng suất và tốc độ làm việc, dựa trên số lượng các test case đạt trạng thái “pass”.





Unit test góp phần không nhỏ vào sự thành công của dự án
Unit test góp phần không nhỏ vào sự thành công của dự án. Ảnh: freepik




Unit test thật sự có thể cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm phần mềm của bạn.





Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy bất kỳ dự án nào cũng cần thực hiện Unit test, đặc biệt là những dự án lớn.





Để tạo ra những Unit test case tối ưu, chúng ta cần không ngừng thực hành và học hỏi. Với những lợi ích mà Unit test mang lại, nó xứng đáng dành được một vị trí quan trọng, không thể tách rời trong quy trình kiểm thử.





Gambaru Team.